BÌNH NHƯỠNG VÀ GÓC NHÌN CỦA CÁC CHUYÊN GIA
Monday, April 22, 2013
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, nước Nga- trước đó ít lâu đã được Hàn Quốc yêu cầu tác động lên CHDCND Triều Tiên, kêu gọi tất cả các bên liên quan không làm tình hình trầm trọng thêm. Cụ thể, các nhà ngoại giao Nga yêu cầu các láng giềng của Bắc Triều Tiên kiềm chế phát triển sức mạnh quân sự.
“CUỘC PHIÊU LƯU CỦA BÌNH NHƯỠNG”: BỘ NGOẠI GIAO NGA VÀ CÁC CHUYÊN GIA KÊU GỌI TẤT CẢ HÃY GIỮ BÌNH TĨNH.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, nước Nga- trước đó ít lâu đã được Hàn Quốc yêu cầu tác động lên CHDCND Triều Tiên, kêu gọi tất cả các bên liên quan không làm tình hình trầm trọng thêm. Cụ thể, các nhà ngoại giao Nga yêu cầu các láng giềng của Bắc Triều Tiên kiềm chế phát triển sức mạnh quân sự.
“Chúng tôi đã thảo luận chủ đề này với Thủ tướng Nhật, ở đây không có những bất đồng với các đối tác của chúng tôi”. Tôi hy vọng họ nghe được từ chúng tôi những điều liên quan tới việc nhất thiết phải tránh để Bình Nhưỡng bị lôi kéo vào việc sử dụng những biện pháp phiêu lưu hiện nay như là tiền đề của việc tăng cường vũ trang ở Đông Bắc Á, như tiền làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.,- “Interfacs trích lời Bộ trưởng ngoại giao LB Nga Lavrôv. Theo lời ông Bộ trưởng, “điều này sẽ rất tồi tệ trên giác độ ổn định trong khu vực này”.
Thăm dò NEWSru.com: “Sự nóng lên trên bán đảo Triều Tiên”
Nước Nga sẵn sàng đóng vai trò gương mẫu trong vấn đề này. Như nguồn tin của ‘Interfacs” trong các cơ cấu sức mạnh thông báo rằng, bộ đội quân khuViễn Đông cho tới thời điểm này vẫn chưa được đưa chuyến lên trạng thái SSCĐ tăng cường, bởi vì không cần thiết phải làm như vậy lúc này. “các phương tiện kiểm soát của Nga có đủ khả năng phát hiện chính xác các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, còn các phương tiện phòng không và phòng thủ chống tên lửa dược bố trí tại Viễn Đông phản ứng rất linh hoạt trước mối đe dọa và sẽ tiêu diệt tên lửa nếu quỹ đạo bay của nó hướng vào nước Nga”,-nguồn tin khẳng định. Cũng không có kế hoạch sơ tán các nhân viên ngoại giao Nga lúc này. Chúng tôi nhắc lại rằng, đề nghị mang tính chất cảnh báo đã được gửi tới Bộ ngoại giao Nga từ ngày 5 tháng 4-tức là 5 ngày trước giờ ‘G”, mà kể từ thời điểm đó, CHDCND Triều Tiên không chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn về sự hiện diện của người nước ngoài tại Bắc Triều Tiên. Cảnh báo nhắc lại được Bình Nhưỡng đưa ra vào ngày 9 tháng 4 cho tất cả những người nước ngoài, kể cả trên lãnh thổ Nam Hàn, nhưng cả tới khi đó không một người Nga, không một nhân viên ngoại giao nào của các quốc gia khác trên lãnh thổ Nam Hàn ra đi. Bây giò cũng không có kế hoạch sơ tán tại Bộ ngoại giao Nga.“Sứ quán tiếp tục làm việc theo chế độ bình thường, không có kế hoạch sơ tán các nhà ngoại giao và thành viên gia đình họ",-tùy viên báo chí phái bộ ngoại giao Nga tại Bình Nhưỡng Denixx Xamxônôv thông báo. Theo lời ông này, tình hình ngay tại Bình Nhưỡng vẫn yên ắng. Đồng thời Bộ trưởng ngoại giao Anh thông báo vào ngày thứ tư rằng, EC cũng chối đề nghị của CHDCND Triều Tiên về việc sơ tán các sứ quán châu Âu.
“Còn cơ hội, mọi sự sẽ ổn thỏa”
Sự từ chối thực hiện những biện pháp khẩn cấp từ phía nước Nga không những hợp lý mà còn như một biểu hiện cho thấy còn cơ hội để giải quyết tình hình bằng biện pháp hòa bình. Các nhà ngoại giao Nga đã bày tỏ những hy vọng như vậy. “Không nên đe dọa ai bằng những cuộc động binh”,-Ông Lavrôv nói ngày 10 tháng tư, và bổ sung thêm, “còn cơ hội để mọi sự sẽ ổn thỏa”.
Người đứng đầu Bộ ngoại giao Nga nhận định rằng, cả các đối tác của Nga đều cũng có quan điểm tương đồng. Như vậy, theo lời ông Lavrôv, Nga không có bất đồng về vấn đề này với Mỹ. Mỹ và Nga trung thành với chính sách ngoại giao hòa giải toàn bộ tình hình hiện nay xung quanh chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên” RIA “Novoxti” trích dẫn lời nhà ngoại giao.
Trong khi đó chưa rõ, nguy cơ xuất phát từ CHDCND Triều Tiên trên thực tế có thật tới mức độ nào. “Nếu, lạy Chúa, điều gì đó xảy ra, thì Trernôbưn mà tất cả chúng ta đều biết rõ, đơn giản có thể chỉ là chuyện cổ tích của trẻ con. Và có hay không mối đe dọa nhỉ? Tôi cho rằng, có”.- ông Vladimir Putin tuyên bố tại Hanôvơ ngày 8 tháng 4.
Về mặt khác, từ phương Bắc loan truyền những tin tức trái ngược nhau, chẳng hạn như, trên những tờ báo mạng Nam Hàn ngày 10 tháng 4 xuất hiện một thông báo dựa trên những nguồn nào đó: CHDCND Triều Tiên giải tán các quân nhân dự bị trước đây được triệu tập để tham gia vào các cuộc tập trận. Và một cựu sỹ quan sơ cấp nào đó của quân đội CHDCND Triều Tiên, đào ngũ sang Trung quốc sau khi giết một đồng đội, tờ Điện tín kể rằng, trong hàng ngũ quân đội Bắc Triều Tiên có sự chia rẽ.
Theo lời người đối thoại của một tờ báo Anh, sự việc đã xảy ra vào hồi năm 2011, trước khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền. Trong quân đội khi đó, theo lời của người đưa tin, có một số phần trăm quân nhân không muốn ủng hộ người kế nhiệm Kim Dâng In, theo ý kiến của họ còn quá trẻ. Đã xảy ra những cuộc xung đột nghiêm trọng, mà hậu quả của một trong những cuộc xung đột ấy là một sỹ quan ủng hộ con trai lãnh tụ bị giết chết. Và người đã đối thoại với các nhà báo Anh đã buộc phải chạy trốn khỏi đất nước cùng với một loạt quân nhân có cùng tư tưởng.
Ầm ĩ nhiều hơn bình thường nhưng vẫn không sao
Có thể coi những thông báo như vậy là sự khẳng định ý kiến rằng, có vẻ như Bình Nhưỡng hiểu được khả năng thực tế của quân đội mình, nên chỉ đánh lạc hướng dư luận và sẽ không tiến tới đối đầu trực tiếp hay không, vấn đề thật phức tạp. Nhiều nhà quan sát quả thực đang thiên về ý kiến, cách hành xử hiện nay của CHDCND Triều Tiên dựa trên mong muốn thu hút sự quan tâm về phía mình để đạt được nhiều mục đích. Chẳng hạn như nhà Nghiên cứu Triều Tiên Anđrây Lancôv đã viết trên blog của mình: “Sẽ không xảy ra chiến tranh… Mục tiêu của tất cả sự ầm ĩ-là nhắc nhở để thế giới và đặc biệt là Oasinhtơn rằng, a) Bắc Triều Tiên đang tồn tại và b) Bắc Triều Tiên rất nguy hiểm, và rằng vì thế phải chi tiềncho họ nhiều hơn. Nói ngắn gọn, sẽ còn có mưu toan tiếp theo, như người ta thường nói trong những giới nhất định, “Quen mui thấy mùi ăn mãi”
“Không có gì mới trong những điều đang diễn ra- và về việc rút khỏi hiệp định đình chiến thì ở CHDCND Triều Tiên người ta tuyên bố thường xuyên, và chiến tranh với Mỹ cũng đã từng tuyên bố (lần mới nhất năm 2009). Quả thật sự ầm ĩ lần này có nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân- chính sách cũ (“trước tiên chúng ta đập cửa sổ, sau đó chúng ta nhận được tiền”) đã bắt đầu kém hiệu quả hơn, mọi người đã quen với kiểu làm mình làm mẩy đó-chuyên gia cho là như thế.
Chủ nhiệm phòng Triều Tiên và Mông Cổ của Viện Phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga Alexandr Vôrônxôv cũng phát biểu quan điểm trùng hợp trên làn sóng của “Comerxant FM”: Tình hình nóng lên, kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhất định họ phải tham gia quá trình này. Tình hình không kịch tính thế, đến mức ngay bây giờ nó phải bắt đầu”. “Chính bây giờ điều này quan trọng sống còn-làm yên lòng nhau và giảm nhiệt những lời hùng biện, hạ nhiệt những cuộc động binh, gác lại những cuộc phóng tên lửa. Nhưng việc này tất cả các bên bị lôi kéo phải làm,-chuyên gia nhận định. Còn ảnh hưởng như thế nào đó, không, Matxcơva không thể. Các bạn có hiểu không, CHDCND Triều Tiên là một quốc gia độc lập…Cánh tay đòn áp lực không ai có. Phản ứng của CHDCND Triều Tiên luôn luôn không như những gì mà những người đang kêu gọi làm những điều nhằm gây ảnh hưởng lên đất nước này trông đợi”.
Biên dịch: Đỗ Ngọc Linh
QUỐC PHÒNG AN NINH
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment