Philippines tiếp tục cứng rắn trong vấn đề Biển Đông
Wednesday, April 10, 2013
Là láng giềng gần gũi của Trung Quốc, Manila không hoàn toàn tin tưởng Bắc Kinh, vẫn coi Mỹ là cường quốc ít nguy hiểm, là nước cân bằng tốt nhất và là bảo hiểm đáng tin cậy nhất để chống lại một Trung Quốc đang lên.Từ cuối những năm 1990, phương pháp tiếp cận của Trung Quốc đối với Đông Nam Á và các tranh chấp về lãnh thổ và hàng hải là thực hành "chính sách láng giềng tốt" và tham gia đàm phán song phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã phần nào đi chệch với cách tiếp cận trên và ngày càng trở nên quyết đoán hơn đối với hoạt động khai thác năng lượng thông qua các hoạt động quân sự thường xuyên trong khu vực.Zhao Hong, nhà nghiên cứu của Viện Đông Á thuộc Trường Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, Manila gần đây ngày càng cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông, tranh chấp đảo Hoàng Nham (mà Philippines gọi Scarborough) là sự phản ánh của mối quan hệ căng thẳng tiềm ẩn và sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Philippines về chủ quyền, nguồn tài nguyên và an ninh tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Các cuộc khủng hoảng gần đây tại Bắc Phi và Trung Đông đã ảnh hưởng tới các khu vực năng lượng ở nước ngoài mang tính chiến lược của Trung Quốc, dẫn tới căng thẳng tiềm ẩn và giá cả leo thang. Do đó, Trung Quốc buộc phải đa dạng hóa hơn nữa chiến lược năng lượng của mình và chuyển hướng tập trung khai thác dầu khí ở đại dương.
Năm 1997, Philippines cắm cờ khẳng định chủ quyền ở Scarborough/Hoàng NhamCòn đối với Philippines, nhu cầu khai thác tài nguyên xa bờ cấp bách hơn so với Trung Quốc. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu về năng lượng cơ bản của Philippines trong năm 2007 đứng ở mức tương đương 40 triệu tấn dầu và dự kiến sẽ tăng trung bình 2,8% mỗi năm trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2030. Hơn nữa, vì lý do chính trị và tôn giáo trong nước, quan hệ của Philippines với các nước Arập và Indonesia rất phức tạp, điều đó làm cho nguồn cung năng lượng phần nào bất ổn định. Do đó, Philippines phải chịu áp lực để mở rộng sản xuất dầu trong nước nhằm giảm nhập khẩu khi lượng dầu tiêu thụ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.Năm 1970, Philippines bắt đầu khẳng định chủ quyền của mình đối với một số đảo tại Biển Đông, đưa lực lượng quân sự ra chiếm một số hòn đảo trong khu vực này. Đến năm 1995, khi phát hiện Trung Quốc đã và đang xây dựng các khu quân sự tại bãi Vành khăn, Philippines thay đổi nhận thức về Trung Quốc cũng như thay đổi chính sách đối với quần đảo Trường Sa. Philippines tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ và Nhật Bản để tăng cường khả năng quân sự của mình.Phù hợp với chiến lược "trở lại châu Á" của chính quyền Obama, Philippines đã và đang chứng minh rằng họ dành ưu tiên cao cho mối quan hệ với Mỹ. Trong năm 2011, Mỹ được hưởng lợi từ căng thẳng ở Biển Đông, tiến hành một loạt cuộc tập trận hải quân với Philippines và các nước ASEAN khác. Tất cả những điều này đã dẫn đến đỉnh cao mới của sự mất lòng tin trong mối quan hệ Philippines-Trung Quốc.Về quan hệ kinh tế, theo chuyên gia Zhao: “Giống như nhiều nước ASEAN khác, Philippines dù không chắc chắn về ý đồ lâu dài của Trung Quốc tại khu vực nhưng vẫn thấy tầm quan trọng về mặt kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên rất nhiều. Chiến lược của Philippines là xem Trung Quốc là đối tác thương mại và là nhà đầu tư nước ngoài lớn trong khi vẫn phụ thuộc vào Mỹ để duy trì trật tự an ninh khu vực. Tuy nhiên, chiến lược 'phụ thuộc kép' này đã dẫn đến sự khó xử về chiến lược”.Vì thế, dù quan hệ kinh tế Philippines-Trung Quốc tiếp tục cải thiện, song mức độ cảnh giác của Philippines đối với người láng giềng khổng lồ này vẫn tăng cùng với sự gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Trong nội bộ Philippines vẫn có e ngại rằng sự phụ thuộc không tương xứng về kinh tế giữa hai nước có thể gây rắc rối cho nền kinh tế Philippines. Theo quan điểm của Manila, “động lực chính của Bắc Kinh để phát triển quan hệ kinh tế với Philippines là tách nước này ra khỏi Washington trong khi cô lập Mỹ về chính trị và ngoại giao ở mức độ tối đa có thể”.Quan hệ thương mại của Philippines với Trung Quốc có cải thiện song nếu so với các nước ASEAN thì không đáng là bao. Năm 2011, kim ngạch thương mại của Philippines với Trung Quốc chỉ bằng một phần ba của Malaysia với Trung Quốc. Vì thế, khi những người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc kêu gọi chính phủ tiến hành hành động cứng rắn, kể cả trừng phạt kinh tế, đối với các nước tranh chấp Biển Đông, sự ảnh hưởng về mặt kinh tế với Philippines là không đáng kể. Do đó, Philippines tiếp tục chính sách cứng rắn ở Biển Đông, hy vọng dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ và lực lượng quân sự của các cường quốc khác.Dư luận thế giới "không ưa" Trung Quốc trong vấn đề Hoàng SaDư luận quốc tế không đồng tình với việc Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Kế hoạch đưa du khách ra quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ độc giả trên khắp thế giới.Theo BBC, đa phần các ý kiến của độc giả Anh quốc và khắp nơi trên thế giới không đồng tình với yêu sách của Trung Quốc. Nhiều độc giả đã bày tỏ quan ngại về sự bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có người không quan tâm đến việc "du lịch ở một hòn đảo cách chúng ta hàng nghìn cây số".Trên diễn đàn của BBC, một người có nickname "Wideangle" cho rằng "với đòi hỏi chủ quyền rõ ràng là phi lý như thế (bằng chứng địa lý hoàn toàn chống lại yêu sách này), Trung Quốc chỉ đang khuấy động xung đột mà thôi. Đàm phán có lẽ là cách để đạt được thỏa thuận chia sẻ tài nguyên một cách công bằng và hợp lý". Độc giả David Gussie thì cho rằng "Trung Quốc đang làm cái gì họ muốn. Không có cường quốc nào muốn đối chọi với siêu cường mới nổi của thế giới. Phương Tây và toàn bộ các quốc gia dân chủ như thể đang sợ Trung Quốc vậy". Độc giả có nickname "Leader" viết: "Trung Quốc đã dùng sức mạnh ức hiếp các nước láng giềng. Tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh không thể chấp nhận được. Khi các nước ASEAN tìm cách đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế, Bắc Kinh thấy lo sợ và đe dọa các nước này chỉ nên dừng lại ở tranh chấp song phương. Trung Quốc thật đáng xấu hổ. Chúng ta không bao giờ để cho điều này xảy ra".Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain bày tỏ thất vọng về cách hành xử của Trung Quốc trong các vấn đề Bắc Triều Tiên hay Biển Đông. "Hành vi của Trung Quốc đã rất đáng thất vọng, cho dù đó là về an ninh mạng, cho dù đó là về cuộc đối đầu ở Biển Đông hay thất bại của họ trong việc kiềm chế những gì có thể gọi là một tình trạng nghiêm trọng" - ông McCain nói.Nhiều người cho rằng Tam Sa và Biển Đông chỉ là những bước đầu trong chiến lược của Trung Quốc. Độc giả có tên Essar nhấn mạnh "những ai còn nghĩ rằng cứ bắt nạt thì sẽ đạt được mọi thứ thì nên nghĩ lại. Những người này chắc hẳn không còn nhớ được đế quốc Mỹ và thực dân Pháp đã phải vội tháo chạy sau khi thua cuộc ở Việt Nam, quốc gia nằm trong khu vực này, cách đây không phải quá lâu".
V.V -TOQUOC
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment