Các kỹ sư Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) vừa nghiên cứu thiết kế chế thử thành công đạn xuyên 7,62x54mm (K53) đầu lõi thép. Đạn có thể được sử dụng cho các loại súng bắn đạn K53 hiện có trong trang bị. Đạn thiết kế để có thể xuyên thép CT3 dày 12mm ở cự ly 100m và xuyên áo giáp cấp 3 theo tiêu chuẩn NIJ101.04 của Mỹ.
Để bảo đảm khả năng xuyên thép, các tác giả đã nghiên cứu tăng tốc độ tới hạn của đầu đạn và độ cứng của lõi thép. Qua nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, các tác giả đã chọn vận tốc đầu đạn thiết kế trung bình ở vị trí cách miệng nòng súng 25mm là từ 840 đến 890m/s.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh xem kết quả trình diễn bắn đạn K56 xuyên thép 12mm ở cự ly 100m
Để bảo đảm độ cứng cho lõi thép, trên cơ sở các loại vật liệu đã dùng để sản xuất đạn xuyên K56, các tác giả đã chọn mác thép Y12A làm lõi xuyên. Thép có độ cứng sau khi tôi đạt 64-66 HRC, độ cứng sau khi ram ở nhiệt độ 150 đến 1600C đạt 62-64 HRC.
Công nghệ chế tạo đạn xuyên 7,62x54mm (K53) đầu lõi thép là công nghệ mà nhà máy đã áp dụng vào sản xuất đạn 7,62x54mm (K53) thông thường. Riêng công đoạn chế tạo lõi thép xuyên đã áp dụng công nghệ tạo hình là phương pháp gia công cắt gọt và tạo độ cứng cho lõi thép sử dụng công nghệ tôi lò muối và ram dầu.
Vận tốc thực tế của đầu đạn đạt 870,7 đến 872,4m/s; khả năng xuyên thép CT3 đồng nhất dày 16mm đặt cố định vuông góc với trục nòng súng ở cự ly 100m đạt tỷ lệ 100%; xuyên áo giáp cấp 3 theo tiêu chuẩn của Mỹ đạt 100%. Áp suất khí thuốc bằng so với đạn thông thường nên tăng độ bền cho súng, mặt khác, đạn vẫn sử dụng được thuốc phóng cho đạn thông thường, nên không phải sản xuất thuốc phóng mới.
Kết quả bắn thử cho thấy khả năng xuyên thép đều đạt và vượt các thông số thiết kế. Cụ thể, với các bia thép CT3 có các chiều dày 14, 16 và 18mm khi sử dụng súng PKMS ở cự ly 100m, kết quả tỷ lệ xuyên tấm thép dày 14 và 16mm đạt 100%; tỷ lệ xuyên tấm thép dày 18mm đạt 80%. Bắn kiểm tra xuyên áo giáp với áo giáp cấp 3 ở cự ly 15m cũng cho tỷ lệ xuyên đạt 100%…
Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra đạn pháo ở Nhà máy Z113
Trước đó, các kỹ sư nhà máy Z113 cũng đã chế tạo thành công đạn bắn xuyên thép 12mm ở cự ly 100mm.
Để đạt được kết quả trên, Nhà máy Z113 đã phối hợp với Viện Vũ khí xây dựng bộ tài liệu thiết kế sản phẩm và được Thủ trưởng Tổng cục phê duyệt đóng dấu ‘‘A’’, gồm: Bản vẽ và điều kiện kỹ thuật của sản phẩm đạn xuyên 7,62x39mm K56 đầu lõi thép kiểu M43.
Phối hợp với Viện Công nghệ, chuyển giao áo giáp chống đạn cấp 3, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn đánh giá, nghiệm thu chỉ tiêu xuyên giáp. Sau một thời gian dày công nỗ lực nghiên cứu, thiết kế nhóm đề tài, đơn vị chủ trì đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ ban hành các tài liệu thiết kế sau khi chế thử bao gồm: Bản vẽ sản phẩm; điều kiện kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm.
Đạn xuyên áo giáp cấp 3
Về tài liệu công nghệ, nhà máy đã xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu công nghệ gồm: Quy trình công nghệ chế tạo đầu đạn; quy trình công nghệ xử lý nhiệt lõi thép xuyên; thiết kế và hoàn thiện bộ tài liệu thiết kế dụng cụ, dưỡng kiểm, trang bị công nghệ theo các quy trình công nghệ nói trên.
Về thiết bị, nhà máy áp dụng dây chuyền sản xuất đạn K56 hiện có và thiết bị CNC từ dây truyền đầu tư dự án 12,7/14,5/23mm vào sản xuất đạn xuyên K56. Nhà máy đã chế thử 1.000 vỏ liều; chế tạo 1.000 đầu đạn; tổng lắp và bao gói hoàn chỉnh 500 viên. Thời gian tới, nhà máy ứng dụng sản xuất hàng loạt sản phẩm đạn xuyên 7,62x39mm K56 đầu lõi thép kiểu M43 để đưa vào sử dụng.
Minh Minh (Tổng hợp theo QĐND)
Comments[ 0 ]
Post a Comment