Trang tin quốc phòng Malaysia Flying Herald cho biết, Matrade – Cục Phát triển Ngoại thương Malaysia – hy vọng sẽ bán được các trang thiết bị quốc phòng trị giá 761 triệu Rm (khoảng 230,5 triệu USD) ở Việt Nam và Campuchia.
Malaysia đã cử một Phái đoàn Chuyên gia Tiếp thị (SMM) công tác tại Phnom Penh và Hà Nội trong thời gian 6 ngày từ 10 – 15/9/2012.
MATRADE cho biết doanh số bán hàng tiềm năng ở Campuchia là 629,5 triệu Rm trong khi ở Việt Nam là 141,5 triệu Rm (khoảng 42,85 triệu USD).
Malaysia có chuyên môn và kinh nghiệm trong các dịch vụ MRO (maintenance, repair, and Overhaul - Bảo trì, sửa chữa và đại tu) cho Mig-29N/NUB và Su-30. Việt Nam và Campuchia là hai nước đang khai thác máy bay chiến đấu Nga.
Tại Việt Nam, đoàn đã gặp gỡ với các bộ phận đối ngoại chịu trách nhiệm về công nghiệp quốc phòng Việt Nam, và thăm hai công ty liên kết của chính phủ Việt Nam là hai trong năm cơ quan được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ an ninh -quốc phòng cho chính phủ Việt Nam.
Một cuộc hội thảo về mua bán công nghệ và thiết bị quốc phòng của Malaysia cũng đã được tổ chức ở cả hai thành phố (Phnom Penh và Hà Nội).
Loại xuồng cao tốc mà Malaysia đang chào bán cho Campuchia
Matrade nói rằng, dù gặp phải một số khó khăn trong việc kinh doanh ở hai nước nhưng đã hoàn thành thành công nghiệm vụ trong việc doanh số bán hàng tiềm năng của họ, bao gồm máy bay không người lái, xuồng cao tốc, phương tiện cứu hộ chuyên dụng, thiết bị huấn luyện mô phỏng và phần mềm, hệ thống thông tin và chỉ huy cũng như dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa quân sự.
Matrade đang sắp xếp lịch để mời các quan chức hai nước này tới thăm các cơ sở sản xuất của họ ở Malaysia.
Malaysia có chuyên môn và kinh nghiệm trong các dịch vụ MRO (maintenance, repair, and Overhaul – Bảo trì, sửa chữa và đại tu) cho Mig-29N/NUB và Su-30. Việt Nam và Campuchia là hai nước đang khai thác máy bay chiến đấu Nga.
Malaysia là một nước có nền công nghiệp phát triển vào loại khá mạnh trong khu vực. Quân đội Malaysia có biên chế hiện nay khoảng 110.000 người. Lực lượng dự bị khoảng 41.000 người. Ngân sách quốc phòng của Malaysia năm 2000 là 1,69 tỷ USD, chiếm 2,03 % GDP.
UAV Malaysia đang được chào bán cho Indonesia và Philippines
Đầu những năm 1990, Malaysia đã có chương trình phát triển và hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên do ngân sách hạn hẹp vì cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chậm lại chương trình hiện đại hóa quân đội. Sự phục hồi về kinh tế thời gian gần đây làm cho ngân sách quốc phòng được tăng thêm và việc mua sắm vũ khí được tiếp tục.
Trong tháng 10 năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng đã công bố xem xét lại chính sách quốc phòng an ninh của đất nước, để hiện đại hóa quân đội. Việc xem xét lại sẽ tập trung vào những mối đe dọa an ninh mới, những thứ có thể tạo nên sự xung đột, như nạn bắt cóc người Malaysia, người nước ngoài ở các đảo nghỉ mát.
Tàu ngầm lớp Scorpene hiện đại của Malaysia
Việc mua sắm cho quân đội bao gồm: các máy bay Su-30 MKM cho không quân, các máy bay trực thăng Augusta Westland A109 cho lục quân, các xe tăng PT-91… Việc mua sắm gần đây nhất là 8 chiếc Aermacchi MB-339CM. Hải quân được trang bị thêm 2 tầu ngầm Scorpene, 6 tầu tuần tiễu thế hệ mới…
Khi giá dầu thô trên thế giới tăng nhẹ, quân đội đã là những lực lượng tiên phong sử dụng dầu sinh học. Năm 2007, tất cả các phương tiện sử dụng dầu của Lực lượng Vũ trang Malaysia đều sử dụng dầu sinh học.
Hường nguyễn (Theo malaysiaflyingherald, Wiki)
Comments[ 0 ]
Post a Comment