Việt Nam đã đối phó với Trung Quốc một cách tài tình
Tuesday, October 16, 2012
Trước khi phát động tiềm năng hợp tác hạt nhân với Hoa Kỳ, Hà Nội đã thảo luận việc tăng cường nhập khẩu hạt nhân từ Trung Quốc, và dường như vẫn đang đề xuất việc tăng cường hợp tác hạt nhân với Bắc Kinh. Và Hà Nội đã cho Bắc Kinh thấy rằng nếu cần thiết, họ có thể bảo vệ những quyền lợi của Trung Quốc: Khi những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam diễn ra trong năm 2008 và 2009, Hà Nội đã trừng phạt những nhà hoạt động.Tất cả những sự đổ lỗi và phân tích về quyết định của chính quyền Obama trong việc can thiệp sâu hơn vào những tranh chấp trong vùng biển Nam Hải dường như chỉ chú trọng vào việc Washington hay là Bắc Kinh đã chiếm lợi thế từ phương pháp cứng rắn mới. Bằng việc quan tâm đến những quan ngại của các quốc gia ASEAN về việc Bắc Kinh có triển vọng bành trướng "quyền lợi quốc gia cốt lõi" của mình trong khu vực này, rồi để Bộ trưởng Ngoại giao Clinton tuyên bố tại cuộc Hội thảo Khu vực ASEAN rằng việc giải quyết những tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển là "quyền lợi quốc gia" của Hoa Kỳ, Washington có thể đã thu thập được các quan hệ của các quốc gia vùng Đông nam Á, cho họ thấy rằng Hoa Kỳ không nhượng bộ trước Trung Quốc - ít nhất đây là một khía cạnh phân tích. Một phân tích khác thì cho rằng bằng cách đặt lên bàn vùng Biển giờ đây đã trở thành "quyền lợi quốc gia cốt lõi" của Trung Quốc cũng như Đài Loan, Tây Tạng hoặc Tân Cương, Bắc Kinh đã đặt lại tiêu chuẩn để có thể bác bỏ những tranh cãi trong tương lai về hành động của mình trong vùng biển Nam Hải.Nhưng người thắng cuộc thật sự trong cuộc đọ kiếm ngoại giao này là ai? Việt Nam. Trong khi Hoa Kỳ cứng rắn đối đầu với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong vùng Biển, Hà Nội đang cho Bắc Kinh thấy rằng việc Hoa Kỳ và Việt Nam nhanh chóng mở rộng quan hệ thật sự có trọng lượng, đặc biệt khi thêm vào đó là quyết định rõ ràng của Nhà Trắng trong việc mở rộng hợp tác hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Việt Nam vốn đã đặt nhiều căn cứ trên những quần đảo đang tranh chấp hơn bất cứ quốc gia nào khác ngoài Trung Quốc và là nước phản đối mạnh mẽ nhất việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển. Và rồi, không như những quốc gia ASEAN khác mà việc dựa dẫm vào sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ rõ ràng đã làm Trung Quốc giận dữ, và đôi khi dẫn đến việc phản ứng dữ dội của Trung Quốc, Việt Nam cho đến nay đã tránh được những phản ứng tương tự từ Bắc Kinh. Đúng là những phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc đã công khai khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trong các khu vực bị tranh chấp trên biển, từ đó phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, và Bắc Kinh đã gây áp lực với các công ty dầu hoả Hoa Kỳ không được hợp tác với Việt Nam để khai thác các mỏ dầu và khí đốt trên biển Nam Hải. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao của Trung Quốc đã không lên án Việt Nam như họ đã từng làm đối với những quốc gia bài Trung như Philippines, Malaysia hoặc Singapore. Thật vậy, Việt Nam dường như đã xây dựng được một quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ mà không phải bắt buộc phải hi sinh mối quan hệ ngoại giao lâu dài với Trung Quốc, hoặc quan hệ kinh tế đang tăng trưởng với Bắc Kinh, cũng như sự hợp tác an ninh gần gũi giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong hàng loạt các vấn đề.Đương nhiên việc Hà Nội tìm được mối cân bằng này một phần là nhờ Trung Quốc và Việt Nam đang chính thức có mối giao hảo gần gũi giữa hai đảng cộng sản anh em. Một phần là vì quan hệ thương mại giữa hai quốc gia quá lớn nên hai bên không muốn làm tổn thất mối quan hệ này. Phần khác nữa là vì lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia vốn đã bị đầu độc quá nhiều vì tranh chấp cho nên cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều hiểu là phải nên thận trọng.Nhưng cũng bởi vì Việt Nam đã đối phó với Trung Quốc một cách tài tình. Trước khi phát động khả năng hợp tác hạt nhân với Hoa Kỳ, Hà Nội đã thảo luận việc tăng cường nhập khẩu hạt nhân từ Trung Quốc, và dường như vẫn đang đề xuất việc tăng cường hợp tác hạt nhân với Bắc Kinh. Và Hà Nội đã cho Bắc Kinh thấy rằng nếu cần thiết, họ có thể bảo vệ những quyền lợi của Trung Quốc: Khi những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam diễn ra trong năm 2008 và 2009, Hà Nội đã trừng phạt những nhà hoạt động.Có lẽ nếu những căng thẳng trên vùng biển Nam Hải tăng cao hơn nữa, Việt Nam sẽ không còn có thể chơi cả hai phía. Nhưng hiện tại, họ đang theo đuổi một chiến lược mà các quốc gia ASEAN khác chắc chắn phải ganh tị.Nguồn: blogs.cfr.org - Diên Vỹ dịch
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment