Chính sách ngoại giao phòng thủ của Việt Nam
Tuesday, October 16, 2012
Triển vọng quân sự ở châu Á đang thay đổi và không nơi nào nhiều hơn so với khu vực biển Đông Nam Á. Tuần này chứng kiến một sự tiến triển quan trọng: Việt - Mỹ khai mạc đối thoại chính sách quốc phòng tại Hà Nội.
Cuộc họp hôm thứ Ba dựa trên các trao đổi ba năm một lần của các bộ trưởng quốc phòng bắt đầu từ năm 2000 và đánh dấu một bước ngoặt rõ ràng trong quan hệ song phương. Kể từ năm 2008, hai nước đã tiến hành Đối thoại An ninh, Quốc phòng và Chính trị hàng năm dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Ngoại giao Việt Nam. Hiện họ phát triển một kênh thảo luận cấp cao, đối thoại quân sự giữa hai nước trực tiếp với từng cơ quan quốc phòng.
Nhưng sự kiện này đặt ra nhiều câu hỏi: ý nghĩa thực sự của cuộc họp này, thực hiện ở cấp thứ trưởng là gì? Cuộc đối thoại mới này báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách của Việt Nam từ việc duy trì một khoảng cách giữa các cường quốc lớn cho tới việc điều chỉnh khoảng cách với Hoa Kỳ? Liệu cuộc họp này cũng báo hiệu sự thay đổi trong chính sách của Washington đối với Trung Quốc từ một chính sách cam kết ngăn chặn? Các mối quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ phát triển trong tương lai như thế nào?
Không có câu trả lời đơn giản. Rõ ràng là quyết đoán quân sự gần đây của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương và biển Đông khuyến khích việc đẩy mạnh hợp tác quân sự Việt - Mỹ. Cả hai nước đều chia sẻ mối quan tâm trong việc ngăn ngừa Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác thống trị tuyến đường thương mại trên biển và thực thi chủ quyền lãnh thổ thông qua cưỡng chế. Việt Nam nhìn thấy sự hiện diện của Mỹ như là sự ngăn cản, chống lại sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.
Năm ngoái, Việt Nam bắt đầu tham gia vào một trò chơi rất tinh tế về dấu hiệu mà họ xem sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực là chính đáng. Chẳng hạn như, năm ngoái các quan chức quân đội Việt Nam đã bay tới tàu sân bay USS John C. Stennis để quan sát các hoạt động bay trên biển Đông. Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh đã dừng chân tại Bộ chỉ huy Thái Bình Dương ở Hawaii trên đường đến Washington và đã được chụp ảnh qua kính viễn vọng của một tàu ngầm hạt nhân Mỹ.
Sự hợp tác gia tăng trong năm nay khi nhà máy đóng tàu Việt Nam sửa chữa hai tàu quân sự của Mỹ. Vào dịp kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao, Phó Đại sứ Việt Nam tại Washington đã công khai đi thăm tàu sân bay USS George H. W. Bush, đậu tại Norfolk. Ngay sau đó, các quan chức quân sự và chính phủ từ Đà Nẵng bay ra tàu sân bay USS George Washington để quan sát các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông.
Cùng lúc, Việt Nam và Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động hải quân chung đầu tiên. Quan trọng hơn, cuộc diễn tập không liên quan đến các tàu hải quân Việt Nam hoạt động trên biển với các đối tác Mỹ. Thay vào đó, hoạt động được tiến hành trên tàu USS John S. McCain, trong khi nó đậu tại Đà Nẵng. Chuyến thăm này là một phần trong chương trình viếng thăm hàng năm thăm bắt đầu từ năm 2003. Các hoạt động tham gia chỉ liên quan đến sự huấn luyện không tác chiến như kiểm soát thiệt hại, luyện tập tìm kiếm, cứu hộ và trao đổi kỹ năng nấu nướng.
Những trao đổi có thể nghe tầm thường nhưng cần thiết để xây dựng niềm tin. Giai đoạn xây dựng niềm tin trong quan hệ quân sự bây giờ đã qua. Việt Nam và Mỹ đang tham gia xây dựng một chương trình hoạt động thiết thực nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp của quân đội Việt Nam. Nói rộng hơn, cả hai nước sẽ hợp tác trong việc xây dựng các khả năng trong các lĩnh vực đặc biệt như gìn giữ hòa bình, an ninh môi trường, phối hợp tìm kiếm và cứu nạn đa phương và đáp ứng cứu trợ thiên tai trong khu vực.
Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Việc bán vũ khí, thiết bị và công nghệ quân sự không có trong chương trình vào lúc này. Nhưng rất có khả năng Việt Nam sẽ tháo bỏ những hạn chế tự áp đặt vào họ và cho phép sĩ quan quân sự của họ thực hiện giáo dục quân sự chuyên nghiệp và các khóa học huấn luyện tại các trường cao đẳng nhân sự và các tổ chức quân sự khác ở Mỹ. Sự sẵn sàng của Việt Nam tham gia với Hoa Kỳ chủ yếu thúc đẩy do mong muốn nâng cao năng lực quân sự và chuyên nghiệp để Việt Nam có thể có một vai trò lớn hơn trong việc đóng góp vào an ninh khu vực. Về phía Mỹ, nhân viên quân sự Mỹ sẽ phát triển các mối quan hệ cá nhân với các đối tác của họ, sẽ nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và tạo điều kiện hợp tác trong tương lai.
Các mối quan hệ quân sự Việt - Mỹ gần hơn cũng phù hợp với chiến lược rộng hơn của Hà Nội về ngoại giao quốc phòng với các nước khác. Việt Nam có các mối quan hệ quốc phòng lâu dài với Nga và Ấn Độ. Họ có một chương trình phát triển tốt với Úc kể từ năm 1999, mà Úc đã đào tạo hơn 150 viên chức Việt Nam. Việt Nam cũng trong quá trình đẩy mạnh quan hệ quân sự với Pháp, nước thuộc địa cũ của họ.
Ý nghĩa tương đương là sự phát triển các mối quan hệ quân sự Việt – Trung. Hai nước đã tiến hành ít nhất chín cuộc tuần tra hải quân chung ở Vịnh Bắc Bộ từ năm 2006. Năm nay, lần đầu tiên họ tiến hành thực tập tìm kiếm và cứu hộ chung trên biển. Việt Nam đã tiếp đón ba chuyến viếng thăm của hải quân Trung Quốc và năm nay hải quân Việt Nam lần đầu tiên đến thăm cảng Trung Quốc.
Việc tái cam kết với Việt Nam và các nước khác ở châu Á, như Indonesia, không nên bị nhầm lẫn là một chiến lược chỉ có nghĩa là duy nhất là kiềm chế Trung Quốc. Chính phủ Obama muốn chứng minh rằng Hoa Kỳ có trách nhiệm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sẵn sàng hợp tác với các nước trong khu vực, gồm cả Trung Quốc, để duy trì an ninh. Các quan chức Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tiếp tục các mối quan hệ quân sự hai nước. Chính phủ Obama cũng đã tái tham gia với cấu trúc an ninh đa phương trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tuyên bố, ông sẽ tham dự cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN cùng tám đối tác đối thoại ở Hà Nội vào tháng 10.
Cuộc họp hôm thứ Ba là một minh chứng rõ ràng về mối quan hệ quân sự Việt - Mỹ sâu sắc như thế nào. Trung Quốc phải quyết định xem họ có sẵn sàng để làm việc với cả hai nước để phát triển các biện pháp thiết thực, xây dựng khả năng trong khu vực nhằm giải quyết những thách thức an ninh xuất hiện. Nếu không thì Trung Quốc có nguy cơ bị bỏ lại phía sau mô hình phát triển mới về hợp tác an ninh hàng hải.
Ông Thayer là giáo sư chính trị tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra.
Ngọc Thu dịch
Linh: http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703649004575438474083884494.html
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment