Theo truyền thông Nga tiết lộ thì Việt Nam sẽ có 6 tàu ngầm lớp Kilo thế hệ thứ 5 của Nga , những động thái này cho thấy phía Việt Nam đã sẵn sàng với sự nóng lên trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc .
Dự án đóng mới 6 Kilo cho Việt Nam với tổng giá trị 1,8 tỷ đô la Mỹ bao gồm các trang thiết bị vũ khí …
Chuyên gia quân sự Úc Trường Đại học New South Wales chỉ ra rằng , cũng như thời chiến tranh lạnh Việt Nam là nước đầu tiên trong ASEAN có tàu ngầm Kilo của Liên Xô đóng tại cảng Cam Ranh , sau chiến tranh lạnh Việt Nam đã trở thành một trong những bạn hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga . Sau nhiều năm đàm phán cuối cùng nguyện vọng của người ViệtNam đã thành hiện thực . Không phải nghi ngờ gì với hành động này của Việt Nam .Trong công bố chi phí quốc phòng của Việt Nam chỉ có 3,6 tỷ đô la Mỹ , họ đã nỗ lực rất lớn để họ thực hiện được ước mong đó với chi phí gần 2 tỷ đô la Mỹ , mong rằng Việt Nam sớm bù đắp được những thiếu sót cảu mình .
"Jane's Defense Weekly," chỉ ra rằng Việt Nam quyết tâm mua tàu ngầm từ Nga,không phải ngẫu nhiên việc công bố lại được thực hiện ngay sau khi Trung Quốc phô diễn lực lượng hải quân với các trang thiết bị khí tài hùng hổ kết quả cảu bao nhiêu năm hiện đại hóa quân đội .Ngược lại với sự phát triển nhanh chóng các trang thiết bị hải quân của Trung Quốc trong tình hình này Hải quân Việt Nam cũng dựa vào các trang thiết bị của Liên Xô để lại từ thời chiến tranh lạnh và thậm chí họ còn sử dụng một số trang thiết bị của Hoa Kỳ để lại và được tân trang để sử dụng . Vì vậy để đáp ứng với sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc với các trang thiết bị cao cấp Việt Nam sẵn sàng mua tàu ngầm lớp Kilo thế hệ thứ 5 của Nga .
Tàu có chiều dài là 72,6m, đường kính 9,9m, trọng lượng rẽ nước 2.350 tấn, 57 thủy thủ và có thể hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Tàu có thể lặn sâu tối đa 300m, tốc độ khoảng 22 km/h khi nổi và khoảng 40 km/h khi lặn. Tầm hoạt động là 12.000km khi có ống thông hơi và 640 km khi lặn.
Tàu được trang bị một hệ thống chiến đấu và điều khiển đa mục đích cung cấp thông tin để điều khiển và phóng ngư lôi một cách hiệu quả. Hệ thống máy tính tốc độ cao của hệ thống có thể xử lý thông tin từ từ các thiết bị trinh sát và hiển thị lên màn hình; xác định dữ liệu mục tiêu nổi và chìm và tính toán các tham số bắn; điều khiển bắn tự động; và cung cấp thông tin và các kế hoạch gợi ý về hoạt động và triển khai vũ khí.
Tên lửa
Tàu có một bệ phóng tám quả tên lửa biển đối không Igla hoặc Strela-3. Tên lửa Strela do Cục Thiết kế Fakel, Kaliningrad sản xuất (theo phiên bản tên lửa SA-N-8 Gremlin của NATO) có thiết bị dò tìm tia hồng ngoại nguội và đầu đạn nặng 2 kg. Tầm bắn tối đa là 6km. Tên lửa Igla (theo phiên bản SA-N-10 Gimlet của NATO) cũng được điền khiển bằng tia hồng ngoại nhưng nặng hơn, có tầm bắn tối đa 5 km và tốc độ gấp 1,65 lần tốc độ âm thanh (1.980 km/h).
Tàu ngầm lớp này có thể triển khai được hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27), sử dụng tên lửa chống tàu 3M-54E1. Tầm bắn là 220km, đầu đạn chứa 450kg thuốc nổ có sức công phá lớn.
Tàu được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm nằm ở phía mũi tàu ngầm và 18 quả ngư lôi. Các ống phóng ngư lôi này còn có thể triển khai được 24 quả thủy lôi. Hai ống phóng ngư lôi được thiết kế để bắn ngư lôi điều khiển từ xa có độ chính xác rất cao. Hệ thống ngư lôi do máy tính điều khiển giúp nạp đạn nhanh hơn. Loạt bắn đầu tiên được thực hiện trong 2 phút và loạt thứ hai trong 5 phút.
Bộ phận cảm biến
Tàu ngầm Loại 636 được trang bị hệ thống định vị siêu âm dưới nước kỹ thuật số MGK-400EM. Radar của tàu hoạt động theo chế độ sử dụng kính tiềm vọng và chế độ nổi, cung cấp thông tin về các tình huống dưới nước và trên không và định vị an toàn. Tàu còn được trang bị các thiết bị hỗ trợ điện tử, máy thu cảnh báo radar và máy định hướng bằng tín hiệu radio.
Hệ thống đẩy
Hệ thống đẩy của tàu bao gồm hai máy phát điện diesel, một động cơ đẩy chính, một động cơ tiết kiệm nhiên liệu, một bánh lái một trục và một chân vịt bảy cánh cố định.
Ngoài Việt Nam đặt mua 06 chiếc tàu ngầm loại 636, thì trong năm 2007, Indonesia đã đặt mua 2 chiếc và Venezuela đã ký bản ghi nhớ mua 3 chiếc. 28 chiếc khác đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Ba Lan, Ru-ma-ni và An-gê-ri.
Việc loại bỏ khả năng Việt Nam mua tàu ngầm của Pháp và mua Kilo của Nga có rất nhiều ý nghĩa nhưng ý nghĩa lớn nhất là Việt Nam sẽ kết hợp sự thuận lợi của địa hình để đối phó với lực lượng của Trung Quốc trên Biển Đông .
Những động thái của Việt Nam đối với vấn đề chủ quyền Biển Đông từ mềm mỏng đến cứng rắn , từ việc chỉ tuyên bố lãnh thổ và có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa , từ hành động biểu tình ở hai thành phố lớn cảu Việt Nam để phản đối Trung Quốc thành lập Tam Sa đến việc tuyên truyền mạnh mẽ trong nước và thế giới đối với chủ quyền của đất nước đối với hai quần đảo rồi thực hiện cuộc chiến “báo chí “ và đến hành động thành lập huyện Hoàng Sa bất chấp mọi phản đối từ phía Trung Quốc và động thái tiếp theo là gia tăng quân sự bằng việc xây dựng các cảng quân sự lớn và mua sắm tàu chiến bề mặt và tàu ngầm .
Ngoài việc càng ngày càng nâng cao vị thế chính trị , kinh tế của mình trên trường quốc tế , Việt Nam tích cực phòng thủ trong những năm gần đây , Việt Nam mua hệ thống phòng không S-300PMU1 của Nga và đắt mua 4 soái hạm Gepard và 8 tàu tên lửa tấn công nhanh . Ngoài ra lực lượng không quân sẽ được đổi mới đến năm 2010 với việc nâng cấp Mig-21 và mua Su-27Sk , Su-30MK2V để thay thế lực lượng hiện tại như Mig-21 , Mig-23 và -22 . Việt Nam có kế hoạch mua thêm các trực thăng chiến đấu cao cấp của Nga như 28H , - 31 và như vậy với 180 chiến đấu cơ và 50 trực thăng vũ trang hiện đại .
Khả năng tác chiến của không quân nhân dân Việt Nam
Việt Nam và Nga liên tục có các hợp đồng vũ khí và bây giờ với Nga , Việt Nam đã trờ thành một trong những nước mua vũ khí lớn nhất của Nga đứng hàng thứ 5 . Ngoài việc tiếp tục mối hợp tác từ thời chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Việt Nam thì mối liên hệ quân sự Nga Việt còn có ý nghĩa như sau :
Một mặt Hoa Kỳ liên tục gia tăng các ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á sau sự kiện 11 tháng 9 trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu và Hoa Kỳ sẽ trở lại Đông Nam Á trong thời gian không xa . Nga cũng không phải không theo sát sự việc này , việc Nga mở rộng và vươn tới Đông Nam Á qua việc buôn bán vũ khí để mạnh hơn nữa ảnh hưởng của Nga . Nga bán vũ khí cho Việt Nam có một ý nghĩa đặc biệt bởi việc quay lại cảng Cam Ranh đã và đang là một trong những mục đích đầu tiên của Nga .
Mặt khác sự vùng vẫy của Trung Quốc đang là một số lo lắng của Nga , việc Nga bán vũ khí cho Trung Quốc là để nhằm duy trì một đồng minh đối kháng với Mỹ . Nga bán vũ khí cho Việt Nam như là vai trò sự cân bằng trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam , nghĩa to lớn nữa là nhằm đẩy Trung Quốc vào vấn đề eo biển Đài Loan và Biển Đông để giảm bớt các mối quan tâm của Trung Quốc đối với biên giới phía Bắc tiếp giáp với Nga .
(Zhang Zhuo)
Comments[ 0 ]
Post a Comment