Việt Nam và cuộc "Chiến tranh Lạnh" với Trung Quốc
Tuesday, October 16, 2012
Bangkok Post - Những gì Việt Nam đã và đang cho thế giới thấy làm chúng ta liên tưởng tới hành động cân bằng tế nhị trong cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, nhưng nay cuộc chiến tranh lạnh lại là Mỹ, Nga và một bên là Trung Quốc.
Trung Quốc người hàng xóm giàu nhất của Việt Nam, người anh em khó chịu nhất và là kẻ thù lâu đời nhất. Sự mở rộng quân sự của Bắc Kinh đã đẩy họ vào một góc và thúc đẩy việc Việt Nam sẽ củng cố quyền lực riêng một khu vực và Bắc Kinh đã kích động phe chống lại Bắc Kinh trong nội bộ Việt Nam.
Để đạt được sự cân bằng về quân sự Việt Nam đã có hàng loạt các đơn hàng vũ khí lớn với Nga, trị giá hàng tỷ USD. Năm 2009, Việt Nam và Nga đã đạt được thỏa thuận để cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Kilo và tới 20 chiến đấu cơ đa năng Su-30.
Đó là thỏa thuận lớn nhất của Nga với Việt Nam kể từ khi Moscow rút lợi ích quân sự của họ khỏi Việt Nam vào cuối cuộc Chiến tranh Lạnh trong 20 năm trở lại đây.
Các điều khoản không chỉ có trao đổi bằng tiền mặt mà còn cho phép Nga tham gia vào các dự án khi đốt ngoài khơi biển Đông Việt Nam. Điều đó chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh không vui.
Tiếp sau đó là động thái với Mỹ là chuyến gé cảng Việt Nam của chiếc tàu hải quân Mỹ và được sửa chữa tại một cảng gần cảng Cam Ranh nửa tháng. Chuyến thăm này được các nhà phân tích cho rằng đây là động thái cho thấy sự xích lại gần nhau hơn nữa của hai kẻ thù cũ.
Thông điệp được gửi tới Bắc Kinh một cách rõ ràng rằng không nên tham vọng lãnh thổ một cách xa vời ở Biển Đông Việt Nam.
Mối thù địch giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có lịch sử hơn 2000 năm và nay nó lại bùng phát vì tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Thái Lan cũng có vai trò vị trí chiến lược đối với Bắc Kinh trong chiến lược bảo vệ lợi ích hàng hải và quân sự của Trung Quốc từ Ấn Độ Dương đến Biển Đông.
Khu vực sân sau của Trung Quốc cũng sắp hình thành khi Trung Quốc xây dựng một đường ống dẫn dầu và khí đốt đi qua Miến Điện. Sự việc này cho thấy Trung Quốc đã phải tính đến chuyện sẽ có sự cố ở Biển Đông đến eo biển Malaca và việc cung cấp khí đốt cho họ từ Trung Đông vẫn không bị gián đoạn.
Có người cho rằng đang có một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, tuy nhiên người ta lại loại trừ Đài Loan và Triều Tiên. Tất cả mọi quốc gia đều mua sắm vũ khí.
Ở Việt Nam phe thân Trung Quốc rất mạnh và thực dụng. Thương mại hai chiều trong năm 2010 ước đạt 25 tỷ USD, nhưng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong năm 2009 là 11 tỷ USD, đó là con số mà các nhà phê bình đưa ra để ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc.
Gavin Greenwood, một nhà phân tích an ninh khu vực hiện ở Hồng Kong cho biết chính phủ Việt Nam có những thành phần có chủ trương "quên đi quá khứ" để đổi lấy những lợi ích kinh tế mà nhiều người cho rằng nó không có lợi ích lâu dài cho Việt Nam. ông cũng cho rằng sự cảnh giác với Trung Quốc tăng mạnh từ năm 2007 khi chính phủ Việt Nam trao quyền khai thác bauxite cho Trung Quốc và trong tiếng nói phản đối đó có Tướng Giáp, một lực lượng hiếm và mạnh trong chính trị Việt Nam còn sống.
Ông Greenwood còn cho rằng các thỏa thuận vũ khí lớn với Nga là để phản ảnh mối quan tâm chính trị trong nước nhiều hơn bất kỳ mối đe dọa nào từ biên ngoài.
Tư lênh Thái Bình Dương Đô đốc Robert Willard đã trình bày trước quốc hội rằng quan hệ quân sự Việt Nam - Hoa Kỳ đang phát triển và tiếp tục được cải thiện. Từ đó các nhà phân tích cho rằng sự quay lại Cam Ranh của Hoa Kỳ không phải là không thể xảy ra.
Trong khi đó ông Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc cho rằng nỗ lực của Việt Nam nhằm tạo một sự cân bằng rất tinh tế.
Hoa Kỳ đã nêu vấn đề khả năng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ ký kết hiệp ước ASCA . Nó sẽ cung cấp hỗ trợ hậu cần đối ứng và dịch vụ vật tư ...Washington thường tiết kiệm các thỏa thuận đó với các đồng minh của mình hoặc các đối tác liên minh.
Carl Thayer còn cho rằng việc đó sẽ làm gia tăng sự lo lắng trong phe thân Trung Quốc và nếu việc sửa chữa tàu hải quân Mỹ được duy trì vĩnh viễn thì đó không chỉ là mối quân tâm chính của Trung Quốc mà đó sẽ là chương trình phát triển của hải quân Việt Nam.
Tác giả: Luke Hunt
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment