NEW DELHI - Tháng Mười này đánh dấu kỷ niệm 50 năm cuộc tấn
công quân sự của Trung Quốc đối với Ấn Độ, chiến tranh với nước ngoài duy nhất
mà nước cộng sản Trung Quốc đã giành được thắng lợi. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh chỉ gây ra
thêm những thất bại trong việc giải quyết các tranh chấp giữa hai quốc gia đông
dân nhất thế giới, và di sản của nó vẫn tiếp tục đè nặng lên mối quan hệ song
phương giữa hai nước đến hôm nay. Trong
khi sức mạnh như kinh tế của họ được coi là sẽ gây tăng sự chú ý của quốc tế, sự
cạnh tranh chiến lược cơ bản của họ về các vấn đề khác nhau, từ các ảnh hưởng địa
chính trị đến các vấn đề khác đều không
thu hút ảnh hưởng.
Tầm quan trọng quốc tế của mối quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ là sự
phản ánh thực tế là họ chiếm 37% của nhân loại. Mặc dù họ hai nước lại đại diện cho các
nền văn hóa khác nhau rõ rệt và các mô hình cạnh tranh phát triển khác nhau,
nhưng họ chia sẻ một sự tương đồng lịch sử giúp ích cho mô hình ngoại giao của
cả hai nước: cả hai nước đều được giải phóng từ dưới ách thống trị của để quốc
thực dân.
Trong suốt quá trình lịch sử của nền văn minh Ấn Độ và Trung
Quốc hai nước đã bị ngăn cách bởi các dãy cao nguyên Tây Tạng rộng lớn, chính nó đã hạn
chế sự tương tác của hai nước để liên kết các mối quan hệ lẻ tẻ về văn hóa và
tôn giáo, quan hệ chính trị cũng đã bị buôn lơi. Chỉ sau khi có sự sáp nhập Tây Tạng của
Trung Quốc trong năm 1950-1951 khi mà quân đội Hán xuất hiện lần đầu tiên trên
biên giới Himalaya của Ấn Độ.
Hơn một thập
kỷ sau đó, Trung Quốc vẫn ngạc nhiên khi quân đội Ấn Độ thiếu sự chuẩn bị và Trung Quốc đã bất ngờ tổ chức một cuộc tấn công đa hướng qua dãy Himalaya vào ngày
20 Tháng Mười năm 1962. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai công khai tuyên bố rằng
cuộc chiến tranh đã được dự định là "dạy cho Ấn Độ một bài học".
Bất ngờ là một
lợi thế đáng kể trong nghệ thuật chiến thuật chiến tranh, và cuộc xâm lược này gây
ra một cú sốc tâm lý và chính trị to lớn đối với Ấn Độ, Trung Quốc đã đạt được
nhiều mục tiêu về quân sự mà họ đã đề ra. Trung Quốc dùng chiến thuật chiến
tranh chớp nhoáng tạo ra một tư tưởng chủ bại ở Ấn Độ, buộc quân đội phải rút
lui vào vị trí phòng thủ. Ấn Độ, đã sợ vì một điều không rõ, thậm chí Ấn Độ tránh
sử dụng sức mạnh không quân của họ, mặc dù quân đội Trung Quốc thiếu lực lượng không
quân quả bao gồm cho các lực lượng tiến công.
Nhận xét
Sau hơn một tháng xâm chiếm, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố một lệnh ngừng bắn
đơn phương khi đang trên đà thắng lợi, họ đã chiếm giữ một phần lãnh thổ của Ấn Độ. Trung Quốc đồng thời thông báo rằng họ
sẽ bắt đầu rút lực lượng của họ vào ngày 01 Tháng 12 1962, rút quân trong khu vực
phía đông (nơi biên giới của Ấn Độ, Myanmar, Tây Tạng và Bhutan), nhưng vẫn chiếm
giữ các khu vực đã chiếm đóng phía tây ( Jammu và Kashmir).
Những động thái này
khớp với mục tiêu của cuộc chiến tranh mà Trung Quốc đề ra.
Khi Mao Trạch
Đông bắt đầu cuộc xâm lược về phía Tây Tạng trong khi thế giới đã và đang bận rộn
với cuộc chiến tranh Triều Tiên, có thể thấy Trung Quốc đã chọn một thời điểm
hoàn hảo để đánh chiếm lãnh thổ của Ấn Độ, theo như những khuyến cáo của Tôn Tử
chiến lược gia cổ đại Trung Quốc. Vụ tấn công xảy ra đồng thời với một cuộc khủng
hoảng quốc tế lớn đã đưa cả Hoa Kỳ và
Liên Xô vào hoàn cảnh suýt tạo nên một cuộc chiến tranh hạt nhân qua việc triển
khai tên lửa của Liên Xô ở Cuba. Tuyên bố
ngừng bắn đơn phương của Trung Quốc trùng hợp với hoàn cảnh khi Mỹ chính thức
chấm dứt phong tỏa hải quân Cuba, đánh dấu sự kết thúc của cuộc khủng hoảng tên
lửa.
Sự khôn ngoan của Mao là khi Ấn Độ bị cô lập từ
các nguồn hỗ trợ quốc tế. Trong suốt cuộc xâm lược, sự chú ý của quốc tế lại
đang hướng đến cuộc thách tiềm năng hạt nhân Mỹ-Liên Xô, chứ không phải về cuộc
chiến đẫm máu bùng phát ở dãy Himalaya.
Sự nhục nhã của
Ấn Độ đã dẫn đến cái chết của thủ tướng, Jawaharlal Nehru, nhưng bài học từ đây
là Ấn Độ sẽ phải nhanh chóng hiện đại hóa quân đội của mình và gia tăng các ảnh
ưởng về chính trị .
Năm mươi năm
sau đó, căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đã và đang tăng lên một lần nữa
trong bối cảnh một sự cạnh tranh địa chính trị lại lặp lại. Toàn bộ biên giới 4,057
km của họ - một trong những tranh chấp lâu nhất trên thế giới - vẫn còn tranh
chấp, mà không có một dòng ranh giới được xác định rõ ràng để kiểm soát ở dãy
Himalaya.
Trạng này đã
kéo dài mặc dù thường xuyên có các cuộc đàm phán của Trung Quốc và Ấn Độ từ năm
1981. Trong thực tế, những cuộc đàm phán này
lại là những quá trình đàm phán dài nhất và vô ích nhất giữa bất kỳ hai
quốc gia nào trong lịch sử hiện đại. Trong một chuyến thăm năm 2010 đến New
Delhi, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố thẳng thừng rằng phân giới các
tranh chấp biên giới "sẽ mất một thời gian khá dài." Nếu vậy, những
gì Trung Quốc (Ấn Độ) thu được bằng cách tiếp tục các cuộc đàm phán?
Như những vết
thương cũ dai dẳng, các vấn đề mới đã bắt đầu khấy động quan hệ song phương. Ví
dụ, từ năm 2006, Trung Quốc đã khởi xướng một vụ tranh chấp lãnh thổ mới bằng
cách tuyên bố khu vực phía đông (bang Arunachal Pradesh), nơi mà lực lượng của họ
đã rút lui vào năm 1962, và mô tả nó như là "Nam Tây Tạng."
Một lập trường
cứng rắn của Trung Quốc đối với Ấn Độ
cũng được cũng phản ánh trong các hành động khác, bao gồm cả các dự án chiến lược
của Trung Quốc và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong các phần lãnh thổ
mà Pakistan-kiểm soát Kashmir, một khu vực nơi mà các biên giới tranh chấp của cả Ấn Độ, Trung Quốc, và Pakistan.
Quan chức quốc
phòng Ấn Độ đã cảnh báo về hành động gia tăng sự xâm nhập quân sự của quân đội
Trung Quốc trong những năm gần đây. Đáp lại, Ấn Độ đã tăng cường triển khai
quân sự dọc theo biên giới để ngăn chặn bất kỳ ý định lấn chiếm nào của Trung
Quốc. Ấn Độ cũng đã đưa ra một chương trình của mình để cải thiện khả năng hậu
cần của mình bằng cách xây dựng các con đường mới, đường băng, và các trạm hạ
cánh tiên tiến dọc theo dãy Himalaya.
Sự cạnh tranh
chiến lược lớn hơn giữa chế độ chuyên chế lớn nhất thế giới và lớn nhất của nền
dân chủ cũng đã được mài nhọn, mặc dù thương mại song phương đã tăng nhanh chóng.
Trong thập kỷ qua, thương mại song phương đã tăng hơn 20 lần, lên đến 73,9 tỷ USD.
Các tranh chấp
cũ, cùng sự dấy lên các cạnh tranh thương mại đi kèm với sự cạnh tranh địa
chính trị cùng căng thẳng quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Phát triển mạnh
thương mại song phương không đảm bảo sự điều độ giữa các quốc gia.
Mặc dù Trung
Quốc đặt ra mục tiêu là để dạy cho Ấn Độ một "bài học", nhưng cuộc
chiến năm 1962 không đạt được bất kỳ mục tiêu chính trị lâu dài và chỉ gây thêm
hận thù trong quan hệ song phương. Cùng một bài học có thể áp dụng với bối cảnh
Trung-Việt: Năm 1979, Trung Quốc đã nhân rộng mô hình cuộc chiến năm 1962 bằng
cách tung ra một cuộc chiến bất ngờ đối với Việt Nam, lãnh đạo Trung Quốc, Đặng
Tiểu Bình thừa nhận sau 29 ngày, Trung Quốc kết thúc cuộc xâm lược của họ là
"dạy cho một bài học." , tuyên bố rằng Việt Nam đã bị trừng phạt đủ.
Nhưng bài học mà Đặng Tiểu Bình dường như đã rút ra là một lực lượng quân yếu
kém không hiệu quả trước quân đội của Việt Nam tưng tự như Trung Quốc với Ấn Độ
năm 1962, và họ cần thiết để hiện đại hóa mọi khía cạnh trong các lực lượng của
mình.
Comments[ 0 ]
Post a Comment