Cuộc chiến 1979 nhìn từ Ấn Độ
Tuesday, October 16, 2012
Sách trắng quốc phòng Bắc Kinh xuất bản một vài ngày trước cho biết năm 2008 là một năm bất thường của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Trong năm 2008 Trung Quốc phải hứng chịu một trận động đất khủng khiếp chưa từng có. Một năm lịch sử vì đây là năm Trung Quốc đăng cai và tổ chức thành công thế vận hội Olympic và là năm kỷ niệm 30 năm thực hiện chính sách cải cách và đổi mới.
Ngoài thế vận hội, Bắc Kinh còn kỷ niệm 30 năm thực hiện chính sách cải cách đổi mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và kết quả là một nước Trung Quốc hùng mạnh như ngày hôm nay.
Kinh nghiệm của Bắc Kinh đã cho cả thế giới thấy một chân lý rằng: "Thà một lần thấy còn hơn trăm lần nghe.”
Họ đã thể hiện rất rõ ở việc đã thổi một luồng gió mới vào chính sách ngoại giao, và cả ASEAN không còn thấy một Trung Quốc lạc hậu, gạt bỏ quá khứ hướng tới tương lai.
Năm 1978 vụ trưởng vụ ngoại giao Ấn Độ ông Atal Bihari Vajpayee đã được mời đến Trung Quốc, ông đã không tin vào sự thay đổi đó cho đến năm 1979.
Ông Atal Bihari Vajpayee đã đến Bắc Kinh vào ngày 12 tháng 2 năm 1978 và bắt đầu các cuộc đàm phán, ngày hôm sau Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc ông Hoàng Hoa (Huang Hua) đã tổ chức một buổi tiệc chiêu đãi ngài Vajpayee, ông Hoa tuyên bố Trung Quốc và Ấn Độ đã có mối bang giao tốt đẹp lâu đời giữa hai dân tộc, có rất nhiều bằng chứng đã được gi trong các cuốn sách cổ của Trung Quốc.
Bộ trưởng Trung Quốc nói thêm:"Chính phủ Trung Quốc luôn luôn mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán trên nguyên tắc hòa và bình hữu nghị, chính phủ Trung Quốc tin rằng tất cả những sự khác biệt và tranh chấp sẽ được giải quyết nếu hai bên nỗ lực hết mình nghiêm túc tìm kiếm chân lý cho các việc, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
Điều đó giống như một luồng sinh khí mới bắt đầu thổi vào mối quan hệ hai nước.
Mọi chuyện đã thông suốt và tốt đẹp sau khi ngài Vajpayee cho ý kiến rằng:"Chúng ta là hai nước châu Á anh em cận kề, chúng ta cùng chia sẻ đường biên giới chung chạy dọc dãy núi Hymalaya hùng vĩ …”
Sau những ngày đàm phán hai bên đã đưa ra được nhưng thỏa thuận chung giữa hai bên về biên giới và tranh chấp lãnh thổ, thành lập khu phi quân sự Mahatma Gandhi, cuối cùng tất cả đã đi đến kết thúc tốt đẹp giữa hai quốc gia khổng lồ.
Đặng Tiểu Bình đã thành lập một lực lượng với chức năng giải quyết các vấn đề vềbiên giới lãnh thổ, Ấn Độ được giữ khu vực dân cư NEFA (nay là Arunachal Pradesh), trong khi Trung Quốc tiếp tục chiếm barren Aksai Chin, đó là một hành động đối phó đẹp mắt?
Tuy nhiên Đặng Tiểu Bình đã có một phát biểu trước báo chí tạo sự nghi ngờ của đoàn Ấn Độ. Trong khi Vajpayee tuyên bố hòa bình hợp tác thì Đặng Tiểu Bình chỉ ra rằng:"tình hình quốc tế không ổn định và điều đó cho thấy rằng không có nghĩa là châu Á sẽ có hòa bình và ổn định. Việt Nam đã mạnh mẽ thúc đẩy chiến tranh trước. Sự lây lan trong Đông Dương đang gây ra sự lo lắng, và cần phải có những nỗ lực chung của Châu Á và Ấn Độ phải cùng giải quyết vấn đề này. Nếu không có sự nỗ lực chung tình hình sẽ trở nên hết sức khó khăn để có thể đạt được hòa bình và ổn định chung trong khu vực châu Á và trên thế giới.
Đặng Tiểu Bình đã nhấn mạnh đến Việt Nam tuy nhiên Đặng xoa dịu:"Trung Quốc hy vọng rằng sẽ không có một cuộc chiến tranh nào nổ ra trên thế giới trong thế kỷ này.” Đó là phát biểu ngày 14 tháng 2 năm 1979.
Mọi thứ vẫn tập tễnh theo tiến trình cho đến ngày 17 tháng 2 năm 1979, Hơn 200,000 quân giải phóng Trung Quốc ồ ạt tràn vào biên giới phía Bắc Việt Nam với sự iểm trợ của xe tăng, pháo binh…Các lực lượng của PLA từ Công Minh, Thành Đô, Vũ Hán và Quảng Châu mới chỉ được triển khai dọc biên giới Việt Trung chưa được một ngày.
Trong khi đàm phán thì Trung Quốc đã tiên hành chuyển quân chuẩn bị cho chiến tranh.
Vệ tinh trinh sát KH-9 'Big Bird' Spotted của Hoa Kỳ đã chụp được cảnh Trung Quốc chuyển quân từ vài tháng trước đó.
Nếu một bài học hay một chân lý được rút ra từ sự kiện này, chúng ta sẽ rút ra được điều gì? Hãy cho chúng tôi xem các sự kiện.
Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết “dạy một bài học" cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Nay là nước CNXHCN VIỆT NAM ) vì đã đánh đổ chế độ Khmer Rouge(Khmer đỏ) do chính quyền Bắc Kinh bảo kê.
Đối với Ấn Độ đó là một cú sốc khủng khiếp. Ngay sau đó, Thủ tướng Ấn Độ Morarji Desaiđã bày tỏ sự bất bình và thất vọng tràn trề. Ông nói rằng "họ đã cùng với Ấn Độ ký những hiệp ước an ninh tạo một môi trường hòa bình ổn định, Ấn Độ đã luôn khuyến khích Trung Quốc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua đàm phán song phương.” Đó cũng là những gì mà ông Vajpayee hiểu rõ và rất rõ. Thủ tướng Ấn Độ Morarji Desai đã yêu cầu và nhấn mạnh và lặp lại rằng hòa bình phải được lặp lập lại, Trung Quốc phải rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay lập tức.
Ông Vajpayee đã rời khỏi Trung Quốc trong sự tức giận và thất vọng.
Ít ai có thể cho rằng đó là một hành động được gọi là lịch sự (hay là một cái tát) khi trong bữa tiệc chiêu đãi thì kêu gọi hòa bình và bạn hữu với Ấn Độ trong khi chuẩn bị và chiến tranh với Việt Nam, đó là một hành động đẹp để thúc đẩy một tình bạn mới?
Ngay khi trở về ông Vajpayee đã báo cáo trước Quốc hội rằng:"tôi đã nhận được thông tin vào tối ngày 17 tháng 2 một cách chẫm trễ thông qua cơ quan phát thanh quốc tế Hàng Châu, tôi đã không được ở gần bất kỳ một đ/c ngoại giao nào của mình trong thời gian đó, tôi đã cố gắng thu thập tất cả các tin tức tổng hợp được. Khi các báo cáo đã được xác minh một cách chắc chắn, tôi quyết định ngay lập tức dừng tất cả các chương trình còn lại với Trung Quốc, tìm mọi sự giúp đỡ để đến bằng được Hồng Kông và bay về Ấn Độ trong cùng ngày."
Ấn Độ tìm một bài học từ sự thật và sự kiện?
Trung Quốc thường được đánh giá là ngây thơ, nhưng chiến tranh với Viêt Nam đã thức tỉnh cả thế giới.
Ngày 10 tháng 2 cách đây 50 năm trước Trung quốc đã xâm chiếm Tây Tạng. Một tuần sau đó Dalai Lama đã vượt biên sang Ấn Độ và từ đó ông đã được sống tị nạn tại Ấn Độ.
Kỷ niệm 20 năm sự kiện Thiên An Môn với hàng nghìn học sinh sinh viên bị sát hại …
Ngày hôm nay không ai phủ nhận tầm quan trọng của các sự kiện lịch sử trọng đại của Trung Quốc và thế giới, nhưng cùng thời gian đó chúng tôi không thể quên những sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc đã được sống lại bởi những sự kiện trong năm nay (2008)...
Claude ARPI - In.rediff.com
Tags:
Biển Đông,
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment