Ngày 22 tháng 6 năm 1941, phát xít Đức đã bắt đầu thực hiện một chiến dịch mật danh "kế hoạch Barbarossa", thực hiện một cuộc tấn công lớn vào Liên Xô, đó là cuộc xâm lược lớn nhất trong lịch sử. Hơn ba triệu quân phát xít Đức, bao gồm150 đơn vị hỗn hợp và 3.000 xe tăng, chúng tiến hành cuộc xâm lược Liên Xô với chiều dài 3.000km.
Phát xít Đức hy vọng rằng họ sẽ không bị Hồng Quân phản kháng mạnh. Hitler và nhiều tướng lĩnh của họ đã quát tự mãn với những chiến thắng quá dễ dàng tại Ba Lan và Pháp, và họ cho rằng Liên Xô cũng sẽ chịu số phận tương tự. Hitler tuyên bố sẽ xóa sổ Liên Xô.
Quân Đức đã thắng nhiều trận chiến qua nhiều tháng liên tiếp ở châu Âu. Nhưng khi tấn công Liên Xô, các mũi tấn công của quân phát xít Đức đã bị chặn lại với sự xuất hiện của một loại xe tăng của Liên Xô.
Đó là loại xe tăng T-34, là loại xe tăng mới được trang bị một khẩu pháo 76 mm mạnh ( vào thời điểm đó) cùng cới lớp giáp dày và được thiết kế nghiêng, cộng với tốc độ trên 56km/h. Những chiếc tăng T-34 này được hình thành bởi một loạt các công nghệ tiên tiến của thời điểm đó, và chúng đã dễ dàng loại bỏ các đối thủ cạnh tranh của Đức.
Tuy nhiên, T-34 cũng có một số vấn đề, những điểm yếu lớn nhất của T-34 là tầm nhìn hạn chế và chất lượng chưa cao.
Trong cuốn “Rolling Thunder” của Philip Kaplan, tác giả này cho biết, loại xe tăng này tốt, nhưng nó chưa phải là một loại vũ khí thần kỳ, vì chất lượng chưa cao. Nếu bỏ qua một số lỗi của T-34 thì nó thường được các chuyên gia và các nhà sử học đánh giá là xe tăng tốt nhất của cuộc chiến.
Cựu Thống chế Ewald von Kleist của phát xít Đức cũng đã đánh giá rằng, T-34 là chiếc xe tăng tốt nhất trên thế giới (vào thời điểm đó).
Sự xuất hiện của T-34 là không có gì thần kỳ cả, Quân đội Liên Xô đã dốc sức để tạo nên một sự thay thế cho loại xe tăng BT-7, với khả năng giáp bảo vệ tốt hơn, gọn gàng hơn và hỏa lực mạnh và tốc độ cao hơn.
Trong cuộc chiến tranh biên giới với Nhật Bản giai đoạn 1937-1939, xe tăng BT-7 đã cho thấy những nhược điểm chết người của loại tăng này. Ngay cả với loại vũ khí kém chất lượng của Nhật Bản như Type-95 cũng có thể dễ dàng xuyên thủng giáp và hạ gục BT-7 của Liên Xô. Tăng BT-7 có thể phát nổ khi nhiên liệu tràn vào khoang động cơ bởi các mối hàn giữa các khoang kém chất lượng.
T-34 là giải pháp tốt nhằm thay thế BT-7. T-34 sử dụng hệ thống treo Christie, động cơ diesel thay vì động cơ xăng, và T-34 có thể di chuyển nhanh hơn 16 km / h so với các xe tăng Panzer III và Panzer IV của Đức.
Bên cạnh đặc điểm khả năng cơ động nhờ tốc độ cao của T-34, nó còn được trang bị một số loại pháo lớn hơn giúp nó có thể hạ gục những chiếc tank của các đối thủ trên thế giới.
Năm 1941, khi Hitler bắt đầu thực hiện “kế hoạch Barbarossa”, thì xe tăng T-34 chắc chắn là loại xe tăng mạnh nhất trên thế giới, Jason Belcourt, một cựu quân nhân Mỹ đã từng phục vụ trong lực lượng tăng thiết giáp. Sự kết hợp của lớp giáp nghiêng, pháo nòng cỡ lớn, tốc độ tốt và khả năng cơ động tốt làm cho T-34 trở thành một cỗ máy gần như hoàn hảo, vượt qua tất cả mọi thứ mà người Đức đang sở hữu, Jason Belcourt cho biết.
Đến giữa năm 1941, Liên Xô đã có 2.000 xe tăng, nhiều hơn tổng đố xe tăng của quân đội các nước trên thế giới, và nhiều hơn Đức bốn lần.
Đến thời điểm cuối của cuộc chiến, Liên Xô đã sản xuất gần 60.000 xe tăng T-34, điều này cũng có ý kiến cho rằng là một minh chứng cho ưu tiên ưu thế số lượng hơn chất lượng.
Người Đức đã thất bại trong cuộc giáp mặt lần đầu tiên với T-34, các loại pháo chống tăng 36,37,38,50mm của Đức không thể xuyên thủng mặt trước của T-34. Điều này cũng chứng minh rằng quân đội Đức chỉ sử dụng một chiến thuật trong chiến đấu. Lính Đức đã phải thay đổi chiến thuật bằng việc phải tấn công từ hai cánh, đặt mìn và liều mạnh xông lên, thậm chí lính Đức còn sử dụng pháo 88mm phiên bản sửa đổi của pháo phòng không để ngăn chạn các cuộc tấn công của T-34.
Trong thời gian đầu của cuộc chiến, Liên Xô đã không đào tạo kịp các kíp lái xe tăng T-34 vì T-34 ra đời quá nhanh.
Khi Liên Xô đào tạo đủ các kíp lái T-34 thì người Đức đã chế tạo một loạt các tên lửa, pháo chống tăng xuyên giáp mạnh, như Panzerfaust cùng các loại vũ khí chống tăng không giật với đầu đạn nổ mạnh.
Nhưng Liên Xô có số lượng T-34 nhiều hơn số xe tăng Panzer và Tiger của Đức. T-34 đã giúp Hồng Quân lấy lại cân bằng và chiếm ưu thế trước quân phát xít Đức.
Sau khi tấn công Liên Xô theo “Kế hoạch Barbarosa” năm 1941, Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức quốc xã đã nhanh chóng nhận ra rằng các xe tăng kiểu III và IV của họ bị lép vế trước xe tăng T-34 của Hồng quân Liên Xô.
Tháng 6/1941, hai tập đoàn công nghiệp Đức đã bắt tay nghiên cứu chế tạo loại xe tăng hạng nặng mới với số thứ tự VI và mang tên “Tiger” (con cọp) và đã mắc sai lầm nghiêm trong khâu chọn hướng ưu tiên. Cả hai tập đoàn này đều thiên về chế tạo loại xe tăng hạng nặng hiện đại để chiếm ưu thế trước xe tăng hạng trung T-34 của Liên Xô.
Tuy nhiên người Đức vẫn chưa học được bài học T-34 với một thực tế quan trọng là: Trên chiến trường, vũ khí đơn giản ít hỏng hóc còn quan trọng hơn vũ khí phức tạp hay bị trục trặc; vỏ bọc thép của xe tăng thon vát ít bị dính đạn pháo chống tăng hơn loại xe tăng có vỏ thép dày hơn nhưng lại “vuông thành sắc cạnh”. Những sai lần này vẫn chưa được khắc phục khi người Đức vẫn cho ra các thiết kế đời sau như Tiger II, E-75, E-100…
Ông Belcourt cho rằng, T-34 chắc chắn là một chiếc xe tăng mang tính cách mạng với những ưu điểm như giáp dày và nghiêng, động cơ diesel, tốc độ cao và cơ động cùng pháo lớn, những ưu điểm này không phải giờ người ta mới biết, tuy nhiên cho đến khi T-34 ra đời và kết hợp các tính năng ưu điểm trên thì chưa có chiếc xe tăng nào trên thế giới được áp dụng.
Comments[ 0 ]
Post a Comment