Chuyến thăm của Tổng Bí thư đến Nhật Bản, một thông điệp cho Trung Quốc
Saturday, September 26, 2015
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản kéo dài đến bốn ngày từ ngày 15 tháng 8. Tại đây ông đã có các cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe và gặp gỡ với nhà vua Nhật Bản. Ông cũng đã có các cuộc gặp gỡ với các nhân vật ưu tú của giới chính trị, kinh tế và xã hội của Nhật Bản.
Chuyến thăm diễn ra vào một thời điểm khi mà Nhật Bản đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á (ASEAN) và các nước thuộc Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), và Nhật Bản cũng đã và đang chứng tỏ rằng mình là một quốc gia có đóng góp tích cực cho hòa bình ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong khi đó đối với Việt Nam, động thái này không chỉ là nhằm để thúc đẩy hơn nữa chính sách đối ngoại của họ mà còn nhằm mục đích tăng cường các mối quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản nhằm phòng ngừa trước các nguy cơ từ Trung Quốc.
Thế giới đang trở nên đa cực hơn, và Mỹ đang thực hiện chiến lược tái cân bằng của họ đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ vẫn đang hành động để thực hiện một kiến trúc an ninh mới nhằm đảm bảo hòa bình và sự ổn định cho khu vực. Những hành vi quyết đoán của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và trên Biển Đông là sự cảnh báo đối với Mỹ và Nhật Bản. Do đó chính phủ Nhật Bản phải thực hiện chính sách mở rộng quan hệ với các nước như Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka.
Mặc dù cả Việt Nam và Trung Quốc là những quốc gia cộng sản cùng chung ý thức hệ, và cùng chia sẻ các mối quan hệ kinh tế sâu rộng, nhưng mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bị cản trở nghiêm trọng do các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Hơn nữa, khu vực này cũng đã chứng kiến một sự đột biến trong mức tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm, và dòng thương mại lưu thông rất lớn đi qua biển Đông. Do đó lợi ích chung của Nhật Bản và Việt Nam là phải ngăn chặn việc khu vực này trở thành một điểm nóng chiến lược, nên không phải tự nhiên mà Nhật Bản và Việt Nam lại cường mối quan hệ với nhau.
Mô hình của mối quan hệ Việt-Nhật phản ánh việc họ có một điểm chung rất lớn về lợi ích quốc gia. Việt Nam coi Nhật Bản như là một đối tác rất đáng tin cậy về nguồn vốn, công nghệ và an ninh. Trong khi đó Nhật Bản đang tìm cách đa dạng hóa các khu vực đầu tư ra ngoài Trung Quốc, và hướng vào Việt Nam như một đối tác về kinh tế và chính trị. Với dân số hơn 90 triệu người, Việt Nam là một thị trường lớn cho hàng hóa và các sản phẩm của Nhật Bả, với chi phí lao động rẻ, cũng công nhân lành nghề đã là động lực cho các nhà đầu tư của Nhật Bản.
Trong những năm qua mối quan hệ Nhật Bản-Việt Nam đã phát triển mạnh. Năm 2007, Nhật Bản và Việt Nam đồng ý thành lập một Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật. Bốn năm sau đó, vào năm 2011, Nhật Bản và Việt Nam thông qua Kế hoạch hành động và triển khai quan hệ đối tác chiến lược. Sau khi trở lại lãnh đạo chính phủ Nhật Bản vào năm 2012, Thủ tướng Abe đã thực hiện chuyến thăm nước ngoài chính thức đầu tiên của ông tới Việt Nam trong năm 2013. Trong khi tại Hà Nội, Abe cũng đã công bố về việc cung cấp khoản vay 500 triệu USD cho Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Việt Nam. Tuy nhiên, bước ngoặt quan trọng trong quan hệ song phương đã diễn ra vào tháng 3 năm 2014, khi Thủ tướng Abe và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang gặp nhau tại Tokyo và nâng cấp mối quan hệ đối tác chiến lược thành đối tác chiến lược mở rộng.
Bên cạnh các hợp tác trong vấn đề song phương, Nhật Bản và Việt Nam thông qua "Chiến lược Tokyo năm 2015 về hợp tác Mekong-Nhật Bản" và sẽ tiếp tục cùng nhau thực hiện cùng với các nước khu vực sông Mê Kông khác (Myanmar, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia). Xa hơn nữa là việc cả hai quốc gia đang thực hiện các cuộc đàm phán cuối để gia nhập khu vực Đối tác Thái Bình Dương (TPP), khu vực này gồm 12 quốc gia và chiếm đến 40% GDP của toàn cầu. Từ đây cho phép việc sẽ tăng cường hơn nữa thương mại và đầu tư giữa hai nước với một tốc độ nhanh hơn, một khi đàm phán hoàn tất.
Từ tuyên bố chung được đưa ra sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Nhật Bản, có thể thấy rằng những tiến bộ đã được thúc đẩy và thực hiện thêm một lần nữa trong các mối quan hệ quốc phòng và an ninh, cũng như các mối quan hệ khác và kinh tế.
Hợp tác quốc phòng
Sau cam kết của Thủ tướng Abe trong năm ngoái về việc cung cấp cho Hà Nội sáu chiếc tàu đã qua sử dụng để làm tàu tuần tra, Thủ tướng Abe và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này đã đồng ý rằng Nhật Bản sẽ cung cấp nhiều hơn 6 tàu đã qua sử dụng để cải thiện hơn nữa khả năng thực thi pháp luật hàng hải của Việt Nam để đối phó với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Hơn nữa, Abe cũng cho biết Tokyo sẽ mở rộng khoảng vay 100 tỷ yen cho Việt Nam, nhằm để giúp xây dựng cầu cảng mới và đường cao tốc.
Hai bên cũng chia sẻ ý định về việc tăng cường hợp tác về an ninh hàng hải, phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cùng các vấn đề an ninh như an ninh mạng, tội phạm mạng, khủng bố, cướp biển… Hai bên đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa lực cảnh sát biển giữa hai nước. Hơn nữa, Nhật Bản cũng khẳng định rằng sẽ tiếp tục hỗ trợ để giúp Việt Nam nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải, và tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Bộ quốc phòng hai nước đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Hợp tác kinh tế
Vào tháng 5 năm 2015, Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam sau Trung Quốc và cũng là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký khoảng 37 tỷ USD. Nhật Bản cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tính đến năm 2012, quỹ ODA từ Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt 22,7 tỷ USD.
Hai nước đã nhất trí thành lập một Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng, nhằm mục đích tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực của ngành công nghiệp, thương mại và năng lượng trong các công ty tập đoàn nhà nước và tư nhân của cả hai quốc gia. Cả hai chính phủ cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác toàn diện trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản …
Tuyên bố chung cũng ghi nhận các sáng kiến khác trong kinh tế, chẳng hạn như trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, và phát triển các kỹ thuật sản xuất. Nhật Bản cũng đã cung cấp 286 triệu yen giúp Việt Nam xây dựng các bệnh viện mới tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh các hợp tác về kinh tế và quốc phòng, vì lợi ích của cả hai quốc gia hai bên còn nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, văn hóa, du lịch, lao động, khí hậu, trao đổi nhân lực… Là hai quốc gia hàng hải, Nhật Bản và Việt Nam cũng có thể tăng cường hơn nữa sự hợp tác để duy trì hòa bình và ổn định trên biển.
* Vindu Mai Chotani tại Tổ chức Nghiên cứu Observer, Delhi
Theo Eurasiareview
Tags:
VietNam-Japan
Người Việt Nam là một bạn rất tốt, đã được yêu mến, tin tưởng và kính trong, của rất nhiều người trên thế giới. Riêng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc, thì sự kính trọng Việt Nam, rất giản dị nhưng chở chuyên rất nhiều trọng lương. Cách cư sử của con người và nhà nước Việt Nam, là một võ khí khổng lồ, từ tư tưởng của Bác Hồ. Đã khuất phục được những con thú dữ của hoang dã, lúc chúng nổi cơn điên trong chiến tranh, và cũng đã thuần hóa chúng, thành những con vật trong nhà, khi hòa binh trở lại.
ReplyDelete