Nhật Bản sẽ gián tiếp ảnh hưởng tình hình Biển Đông 2017 bên cạnh yếu tố với Nga và Trung Quốc khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.
Trung Quốc sẽ sớm hoàn tất quân sự hóa Biển Đông.
Chuyên gia Anton Tsvetov của Viện nghiên cứu chiến lược Nga chia sẻ về dự báo tình hình Biển Đông 2017, theo đó, Nga và Nhật Bản sẽ có các tác động gián tiếp tới khu vực.
Theo vị chuyên gia Nga, năm 2017 đưa tình hình Biển Đông đặt trong bối cảnh có nhiều sự kiện quan trọng như Đại hội Đảng lần thứ 19 của Trung Quốc, Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, cũng như mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản được củng cố và tăng cường.
Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ hành động kiên quyết hơn để giành được lợi thế tối đa trong năm diễn ra Đại hội Đảng. Trong khi chính sách của tân Tổng thống Mỹ hiện vẫn chưa thể đoán định được.
Vị chuyên gia Nga cho rằng, yếu tố Mỹ trong mối quan hệ vốn đã căng thẳng của Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông có thể sẽ hạn chế bởi vị Tân Tổng thống. Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nói nhiều tới việc tập trung lợi ích quốc gia, các vấn đề trong nước và giảm sự can dự của Mỹ vào các vấn đề quốc tế. Ông cũng cho hay sẽ hạn chế Bắc Kinh, song đó lại ở lĩnh vực kinh tế.
Nếu chính sách của ông Donald Trump không thay đổi sau khi làm Tổng thống Mỹ, điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không chú tâm vào những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó có việc xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo.
Vị chuyên gia Nga nhấn mạnh lại vị trí của Mỹ là "siêu cường" và bày tỏ "kỳ vọng vào nước Mỹ dưới thời ông Donald Trump sẽ không từ bỏ trách nhiệm của mình trong vấn đề quốc tế quan trọng".
Ông Anton Tsvetov cũng nhắc tới yếu tố Nga và Nhật Bản ảnh hưởng tới vấn đề Biển Đông trong năm 2017.
Chuyên gia Anton Tsvetov của Viện nghiên cứu chiến lược Nga (bên phải) dự báo tình hình Biển Đông 2017.
Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc được lãnh đạo hai nước đánh giá đang ở mức cao nhất trong lịch sử quan hệ song phương trong bối cảnh nước Nga đang bị phương Tây bao vây, cô lập.Việc đẩy mạnh phát triển với Trung Quốc là điều tất yếu và bắt buộc. Hai nước còn phối hợp nhịp nhàng và hỗ trợ nhau trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế. Nếu xu hướng này tiếp tục thì nguy cơ nước Nga bị lệ thuộc vào Trung Quốc là điều khó tránh khỏi. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông trong cả hai trường hợp nước lớn Mỹ can gián và cả đứng ngoài những tranh chấp này.Trong khi đó, để hạn chế các ảnh hưởng của Trung Quốc vào Nga, Moscow đã tăng cường các quan hệ với Nhật Bản. Mối quan hệ Nga- Nhật được củng cố không chỉ đáp ứng các lợi ích quốc gia giữa hai nước này mà sẽ làm giảm bớt các phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc và ảnh hưởng của các chính sách Bắc Kinh đối với vấn đề Biển Đông.Khi đó, tác động từ mối quan hệ Nga- Nhật sẽ là một ảnh hưởng gián tiếp tới hòa bình và an ninh khu vực trên Biển Đông.Trung Quốc sẽ sớm thực hiện kế hoạch mưu đồ độc chiếm Biển ĐôngTrước đó, Tập đoàn truyền thông tư nhân Fairfax Media (chủ của hai tờ báo The Age và Sydney Morning Herald) đăng tải các ý kiến của các chuyên gia quân sự Mỹ và Úc tại Australia cho rằng cuối năm 2016, đầu năm 2017 là thời gian rất thuận lợi cho Trung Quốc hoàn thiện kế hoạch tham vọng độc chiếm Biển Đông.Có hai lý do: Một là Hoa Kỳ bước vào mùa tranh cử bầu cử tổng thống và phải chờ đến đầu năm 2017 mới có một chính phủ mới ở Washington. Lý do thứ hai là tình hình nội bộ Đông Nam Á. Trong bối cảnh các thành viên còn có bất đồng trước tham vọng của Trung Quốc, năm 2017 là năm nước Lào làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội ASEAN.Ông Greg Poling, Giám đốc AMTI nhận định: "Trung Quốc đang hoạt động quân sự hoá ở Biển Đông bằng việc đưa hệ thống tên lửa ra Biển Đông. Trung Quốc có thể tranh luận rằng điều này phục vụ cho mục đích phòng thủ, nhưng nếu bạn bố trí pháo phòng không và hệ thống phòng thủ tầm gần, điều này có nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột trong tương lai".Trong khi ở thực địa Fox News mới đây dẫn lời hai quan chức quân đội Mỹ ngày 24/12 cho hay, Trung Quốc gần đây đã đưa hàng trăm tên lửa đất đối không đến đảo Hải Nam và có thể sắp triển khai ở các đảo nhân tạo do nước này bồi lấp phi pháp ở Biển Đông nhằm bảo vệ 3 đường băng xây trái phép.Các tên lửa trên đảo Hải Nam gồm tầm ngắn, tầm trung và tầm xa với số lượng có thể lên tới 500 tên lửa. Ngoài ra, trong số này còn có hệ thống tên lửa tầm xa SA-21 có thể tấn công máy bay ở cách xa gần 500km, theo các quan chức quân đội Mỹ.Hai hệ thống tên lửa mà giới tình báo Mỹ phát hiện trên đảo Hải Nam là CSA-6b và HQ-9. Trong đó, CSA-6b là hệ thống tên lửa tầm ngắn với tầm hoạt động khoảng 16km và bao gồm cả súng phòng không, còn HQ-9 có tầm hoạt động xa hơn, lên đến 200km, gần bằng hệ thống tên lửa S-300 của Nga.Việc di chuyển các tên lửa này của Trung Quốc đã bị các vệ tinh tình báo của Mỹ phát hiện. Giới tình báo Mỹ cho rằng, Hải Nam chỉ là điểm đặt tạm thời và có thể chỉ là điểm thử nghiệm trước khi Bắc Kinh triển khai phi pháp các tên lửa này đến Trường Sa hay Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào đầu năm 2017.Ngày 14/12, những hình ảnh từ vệ tinh do Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc CSIS Mỹ công bố cho thấy, Trung Quốc dường như đã lắp đặt xong hệ thống phòng không và chống tên lửa trên cả 7 điểm đảo nhân tạo xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Kim Hoa
Báo ĐấtViệt
Comments[ 0 ]
Post a Comment