Ngày 3/10, ba ngày sau khi chính phủ Mỹ chính thức bắt đầu ngừng hoạt động, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Mỹ và Nhật nhóm họp tại Tokyo để bàn giải pháp tăng cường sức mạnh liên minh nhằm đối phó với những mối đe dọa an ninh khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Ngoại trưởng John Kerry và hai người đồng cấp Nhật Fumio Kishida và Itsunori Onodera tại cuộc họp 2+2.
Mỹ vớt vát gì đây?
Tham dự cuộc họp, về phía Nhật Bản có Ngoại trưởng Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera, trong khi phía Mỹ có Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đang ở thăm nước này.
Tại cuộc họp 2+2, Nhật và Mỹ đã cam kết tăng cường sức mạnh liên minh để đối phó với những nguy cơ an ninh mới, trong đó có chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và tranh chấp lãnh thổ ở châu Á.
"Hiện ở châu Á có nhiều mối đe dọa khác nhau, do đó điều quan trọng là chúng ta phải khẳng định rằng mối quan hệ liên minh Mỹ - Nhật vẫn là yếu tố lớn trong chiến lược an ninh quốc gia của hai nước" - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera khẳng định: "Chúng ta cùng chia sẻ mối quan ngại về CHDCND Triều Tiên và việc nhiều quốc gia châu Á có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc vì vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển. Sự hiện diện của Mỹ tại Đông Á đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ duy trì hòa bình và ổn định khu vực".
Hai bên cũng cho biết Tokyo sẽ chi hơn 30% chi phí mà Washington phải trả để đưa lực lượng lính thủy đánh bộ ra khỏi Nhật.
Theo đó, Nhật sẽ đóng góp 36% (tương đương 3,1 tỷ USD) trong tổng số 8,6 tỷ USD tiền phát triển các cơ sở và hạ tầng quân sự tại Guam và quần đảo Bắc Mariana. Phía Mỹ sẽ cho phép Nhật sử dụng các khu huấn luyện quân sự tại Guam và Bắc Mariana.
Trước đó, trong một thỏa thuận năm 2012, Mỹ cam kết đưa 9.000 lính thủy đánh bộ nước này ra khỏi đảo Okinawa. Khoảng 4.000 sẽ đến đóng ở Guam, 5.000 còn lại đóng ở Hawaii và luân chuyển tại Úc.
Hiện có gần 50% trong tổng số 47.000 lính Mỹ đóng tại Nhật đang có mặt ở Okinawa. Tuy nhiên sự hiện diện này không được người dân địa phương ủng hộ.
Bất chấp một số thăng trầm đôi khi nảy sinh trong mối quan hệ song phương, quyết định tăng cường sức mạnh liên minh Mỹ - Nhật chứng tỏ rằng hai nước vẫn có những lợi ích to lớn trong việc duy trì và nâng cấp một liên minh quân sự.
Thắt chặt liên minh với Tokyo qua đó tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự của mình ở Đông Á không chỉ nằm trong những toan tính kinh tế của Washington mà còn góp phần quan trọng tái cân bằng chiến lược các lực lượng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, giới phân tích đang lo ngại rằng động thái mới này của 2 bên có thể gây ra những tác động tiêu cực, đặc biệt trong bối cảnh những tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa được giải quyết.
Thêm vào đó, việc chính thức ngừng hoạt động của chính phủ Mỹ hôm 1/10 mới đây cũng đã ảnh hưởng tương đối đến niềm tin của các quốc gia đồng minh với cường quốc vững mạnh này.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu ngày 1/10 trong chuyến công du châu Á cho rằng: "Điều này thật vô lý hết sức... đó thực sự là việc làm vô trách nhiệm. Nó không cần thiết và không nên xảy ra… Bóng mây đen của sự bất ổn này sẽ gây ảnh hưởng cho những nhiệm vụ của chúng ta trên toàn thế giới. Nó khiến các đồng minh phải đặt câu hỏi về hành động của chúng ta".Biển Đông liệu có ngày vắng được bóng MỹNhững bất ổn, mâu thuẫn nội bộ không phải chỉ xuất hiện khi "cuộc chiến ngân sách" bị dồn vào chân tường, trước đó, chính sách về Syria cũng như hoạch định định hướng châu Á – Thái Bình Dương đã tiềm ẩn những nguy cơ khiến hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa sẵn sàng lạnh mặt.Nếu sự cầm chừng tiếp tục diễn ra trên đất Mỹ mà không tìm được giải pháp cứu vãn, mọi hoạt động ngừng trệ thì đây sẽ là thời cơ đối với Trung Quốc - siêu cường thứ 2 thế giới vẫn đang lăm le được nhìn ngắm một Thái Bình Dương ít bóng cờ nước Mỹ.Đặc biệt hơn nữa khi Mỹ đang tỏ ra kiên quyết hơn bao giờ hết với kế hoạch phối hợp triển khai hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa và máy bay do thám không người lái để giám sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong bối cảnh bùng phát căng thẳng trong quan hệ Trung - Nhật.
Quần đảo Sensaku/Điếu Ngư tiếp tục trong vòng tranh chấp Nhật Bản và Trung Quốc
Việc triển khai dự kiến diễn ra ngay trong năm 2014 tới đây càng cho thấy tính chất gấp rút của vấn đề.Washington thậm chí còn nghĩ xa hơn khi thỏa thuận sẽ triển khai các chiến đấu cơ F-35 của nước này tại Tokyo trong năm 2017.Lần đầu tiên máy bay chống tàu ngầm P-8 được triển khai bên ngoài nước Mỹ cuối năm 2013 và điểm đến không đâu khác ngoài Nhật.Cùng ngày với cuộc họp đàm "2+2" giữa các quan chức cao cấp Mỹ, Nhật, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có chuyến thăm cấp nhà nước đến Indonesia trong 2 ngày.Tại đây, lãnh đạo 2 nhà nước đã ra tuyên bố chung nhất trí việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.Tuy nhiên, đánh giá về tuyên bố được cho là "xã giao" này, một nhà lập pháp Indonesia tỏ ra thất vọng cho hay: “Những gì tôi muốn nghe từ Chủ tịch Tập Cận Bình là liệu Trung Quốc có thiện chí giải quyết vấn đề biển Đông hay không nhưng ông ấy không một lần đề cập đến.".Trong tuyên bố mang tên “Phương hướng Tương lai của đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Indonesia", ông Tập không cho thấy dấu hiệu nhượng bộ nào trước sức ép của Đông Nam Á nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ đang nóng trên Biển Đông mà chỉ đơn thuần lặp lại những lời kêu gọi đối thoại và đàm phán song phương.Đây được đánh giá như một dấu hiệu cố tình làm lu mờ vấn đề Biển Đông của Bắc Kinh trước thềm hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức tại Brunei sắp tới trong bối cảnh Tổng thống Obama có thể sẽ vắng mặt vì những bất ổn trong nước dẫn đến việc ngừng trệ của chính phủ ông từ hôm 1/10 đến nay.Chưa kể đến việc tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc được đưa ra trong khi chỉ mới tháng trước Bắc Kinh thông qua việc thả 75 khối bê tông xuống bãi cạn Scarborough, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố chung của các nước trên Biển Đông (DOC).T.H - Báo Đất Việt
Điều mà Trung Quốc lo ngại bây giờ không phải là sự liên minh của Mỹ và Nhật Bản, bởi vì điều đó dù muốn hay không thì nó cũng đã hình thành từ lâu. Cái mà Trung Quốc đang cần làm hiện nay là dốc lực trên mọi lĩnh vực để xé lẻ khối Asean, bằng mọi cách làm cho Asean " không có tiếng nói chung".
ReplyDelete