Trung Quốc dùng chiến lược nào để "hất cẳng" Mỹ khỏi Biển Đông?
Sunday, October 20, 2013
Dù TQ coi quân sự là bí mật quốc gia nhưng các nhà phân tích vẫn có thể đoán được một số kế hoạch của Bắc Kinh nhằm đánh bại chiến lược quân sự của Mỹ ở Biển Đông.
Chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (mật danh A2/AD) đã trở thành tâm điểm đối với quân đội Trung Quốc từ năm 1996, thời điểm Mỹ điều hai đội tàu sân bay như một động thái hỗ trợ Đài Loan trong thời gian Bắc Kinh tiến hành các cuộc thử tên lửa. Việc Mỹ triển khai tàu sân bay đã khiến Trung Quốc tức giận và nỗ lực ngăn cản những hoạt động quân sự của Washington mang tính thách thức Bắc Kinh trong tương lai.
Theo chiến lược A2/AD, Trung Quốc đã xúc tiến phát triển tên lửa đạn đạochống hạm DF-21D. Tên lửa này được cho là độc nhất khi không quốc gia nào phát triển thành công tên lửa đạn đạo theo tiêu chuẩn có khả năng tiêu diệt tàu chiến. Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây tranh luận rằng liệu tên lửa DF-21D có thể bắn trúng mục tiêu mà không sử dụng vệ tinh xác định mục tiêu và các thiết bị hỗ trợ điện tử hay không.
Các quan chức Hải quân Mỹ cho biết họ đang nghiên cứu các phương án khác nhau để đánh bại tên lửa DF-21D cùng với “chuỗi hủy diệt”. Một giải pháp được đưa ra là thay thế hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 đang được trang bị trên hầu hết các tàu chiến của Mỹ bằng hệ thống mới SLQ-59. Tuy nhiên, các nhà phân tích không chắc liệu SLQ-59 có được sử dụng như một hệ thống chống lại những đe dọa từ tên lửa đạn đạo và hành trình diệt hạm của Trung Quốc hay đơn giản chỉ là một phần của hệ thống tác chiến điện tử trên mặt nước (SEWIP) của Hải quân Mỹ.
Các hệ thống tên lửa tầm xa có vai trò quan trọng trong chiến lược A2/AD của Trung Quốc.
Trong một tài liệu công bố ngày 11/1 năm nay, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã bất ngờ yêu cầu mua 24 hệ thống tác chiến điện tử SLQ-59. Tài liệu cho biết đây là một “ưu tiên liên quan tới những đe dọa mới được phát hiện và cần thiết phải trang bị khả năng bảo vệ cho các tàu chiến, cùng thủy thủ đoàn trong một thời gian cực kỳ ngắn.” Giới phân tích quân sự cho rằng, đây là một bước đi trong chiến lược nhằm chặn bước của Mỹ ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí laser và tên lửa chống vệ tinh để làm hư hại hay phá hủy vệ tinh của Mỹ. Theo chuyên gia Michael Raska thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và quộc phòng có trụ sở tại Singapore, Bắc Kinh đang phát triển dự án laser Shenguang với mục đích sử dụng các tia laser năng lượng cao để tạo ra một phản ứng hạt nhân ổn định.
Theo Raska, chương trình được thông báo chính thức là một dự án năng lượng thay thế, nhưng có thể được ứng dụng trong quân sự, như cải tiến vũ khí nhiệt hạch thế hệ mới và phát triển các chương trình vũ khí laser của Trung Quốc.
Các cơ sở quy mô lớn và hiện đại dưới lòng đất là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn cản quân đội Mỹ phá hủy các trung tâm kiểm soát và chỉ huy nếu một cuộc chiến tranh xảy ra. Bất cứ kế hoạch sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom B-2 của Mỹ để tấn công các căn cứ ngầm dưới mặt đất sẽ phải đối mặt với những biện pháp "đánh bại công nghệ tàng hình" từ Bắc Kinh.
Phương pháp này nhằm vào những công nghệ tàng hình có được nhờ hoạt động gián điệp, như những bí mật của B-2 được cung cấp bởi cựu kỹ sư của tập đoàn Northrop Grumman, Noshir Gowadia và một vài người khác. Gowadia, người bị Mỹ kết án tù năm 2010, đã cung cấp cho Trung Quốc những bí mật về tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại được sử dụng để chống lại máy bay ném bom B-2 và những thông tin cho phép Bắc Kinh có thể phát triển tên lửa hành trình tín hiệu thấp.
Một số nguồn tin khác cho biết Trung Quốc đang phát triển radar thế hệ mới giúp quân đội nước này có thể phát hiện và bắn hạ máy bay tàng hình. Vasiliy Kashin, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow, cho biết Bắc Kinh đã mua được hệ thống tác chiến điện tử cảm biến thụ động Kolchuga và radar giám sát không phận di động 3-D 36D6-M1 từ Ukraine. Trong khi đó, 2 trạm radar giám sát thụ động YLC-20 mới của Trung Quốc được cho là sao chép từ hệ thống VERA-E của CH Czech.
Trung Quốc cũng dự định mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga có tầm bắn lên tới 400 km. Nếu có được S-400, hệ thống phòng không của Bắc Kinh sẽ lần đầu tiên bao phủ lãnh thổ của Đài Loan. Trung Quốc hiện đang sử dụng hệ thống tên lửa HQ-9 được sản xuất trong nước và hệ thống phòng không di động S-300 của Nga.
Thậm chí, nếu các máy bay ném bom của Mỹ có thể thoát khỏi hệ thống tên lửa đất đối không cải tiến của Trung Quốc, Washington vẫn phải tìm kiếm và phá hủy những căn cứ quân sự dưới mặt đất được cho là tạo thành hệ thống đường hầm dài hàng trăm km dọc Trung Quốc.
“Chương trình xây dựng căn cứ dưới mặt đất của Trung Quốc có tính chiến lược và bí mật”, tiến sĩ Ian Easton, thuộc Viện nghiên cứu dự án Project 2049, cho biết. “Để hoàn thành các căn cứ này, Trung Quốc đã đầu tư một nguồn lực rất lớn nhằm biến một phương pháp phòng thủ cổ xưa thích hợp với một chiến trường hiện đại”.
Theo VNDEFENCE
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment