Tàu ngầm AIP của Nhật được cả Ấn Độ và Australia quan tâm (Ảnh: Tàu ngầm AIP đầu tiên thuộc lớp Soryu của Nhật mang số hiệu SS-501 Soryu)
Theo tin của Kyodo News ngày 28-09, trong một bài phát biểu tại thành phố Miyazaki, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Odonera tuyên bố, đã đến lúc phải sửa đổi các điều khoản cấm xuất khẩu vũ khí và các công nghệ có liên quan trong “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”.Trong bài phát biểu, ông nhấn mạnh: “Các loại vũ khí tiên tiến nhất do một vài nước bắt tay hợp tác phát triển đang là xu hướng phổ biến trên thế giới, nhưng Nhật Bản, do sự ước thúc của ‘3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí’ nên không thể tham gia vào những kế hoạch kiểu này”.Giải thích về vấn đề sửa đổi Hiến pháp để cho phép thực thi quyền tự vệ tập thể, ông Odonera cho rằng, cần phải thúc đẩy nhanh quá trình thảo luận. Ông chỉ ra: “Một khi vấn đề xung quanh đang hết sức căng thẳng thì chúng ta nên phải nghiêm túc thảo luận trong những vấn đề hệ trọng của đất nước”.Bộ trưởng Odonera cũng đề cập đến kế hoạch di chuyển sân bay thuộc căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ở quận Okinawa đến một địa điểm ở khu vực Henoko thuộc thành phố Nago, cũng thuộc Okinawa. Ông cho rằng: “Máy bay Mỹ khi huấn luyện sẽ không bay qua thành phố nữa, như vậy sẽ giảm thiểu sự nguy hiểm”. Đồng thời, ông cũng nhắc lại là kế hoạch này sẽ được đẩy mạnh triển khai trên cơ sở “Hiệp định an ninh Nhật-Mỹ”.Hiên nay, do sự ước thúc của “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” nên Nhật không thể xuất khẩu vũ khí và các công nghệ vũ khí quan trọng trong khi các vũ khí của họ, đặc biệt là những trang thiết bị hàng hải đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nước. Điển hình là công nghệ tàu ngầm AIP, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1, thủy phi cơ US-2, các loại tàu tuần tiễu… Trong số các nước quan tâm, phần lớn là các quốc gia nhỏ bé nằm bên bờ biển Đông. Tờ Asahi Shimbun của Nhật số ra ngày 19-08 cho biết, trong thời gian qua, để bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển, có khoảng 8 quốc gia đã đặt vấn đề nhờ Nhật chi viện. Đây chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á, xung quanh biển Đông - một trong những điểm nóng tranh chấp hiện nay. Họ đánh giá rất cao trình độ công nghệ và các trang, thiết bị của Nhật Bản, đặc biệt là các phương tiện hàng hải. Thời gian qua, Nhật đã phải nhiều lần lách luật để viện trợ tàu tuần tiễu cho một số nước đông nam Á như Philippines, Indonesia… Ngày 01-06-2006, Chính phủ của Thủ tướng Koizumi quyết định nới lỏng việc thực hiện 3 nguyên tắc này, sử dụng nguồn vốn ODA cung cấp cho Indonesia 3 tàu tuần tiễu có vũ trang. Đây là lần đầu tiên Tokyo sử dụng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ để cung cấp vũ khí cho một nước khác.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm thế hệ mới P-1 của Nhật
Đối mặt với những chất vấn của dư luận trong và ngoài nước, Chánh văn phòng nội các Nhật lúc đó chính là Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe đã tuyên bố, Nhật cung cấp vũ khí để Indonesia chống hải tặc, bảo vệ các tuyến đường giao thông trên biển Đông. Hành động này là hoàn toàn hợp pháp, không vi phạm điều khoản nào của “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”. Tiếp theo đó, tháng 12/2012, Chính phủ Nhật lại một lần nữa “lách” qua khe hở của 3 nguyên tắc này để cung cấp 10 tàu tuần tiễu cho Philippines tăng cường khả năng tuần tra, giám sát trên biển Đông. Bắc Kinh đã cho rằng Tokyo cung cấp tàu tuần tiễu cho Philippines là vi phạm “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” do chính tay họ soạn thảo tháng 4/1967. Tuy nhiên, Nhật đưa ra lí do cung cấp tàu tuần tra là để nước này sử dụng cho các “hoạt động chung quốc tế”. 10 tàu tuần tiễu này được Nhật Bản cung cấp cho Philippines theo phương thức viện trợ phát triển của Chính phủ (Viện trợ không hoàn lại - ODA). Tháng 4 năm ngoái, tại hội nghị hiệp thương quốc phòng và ngoại giao tổ chức tại Washington, Mỹ và Nhật đã xác định sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư của chính phủ Nhật Bản để cũng cấp tàu tuần tiễu cho các quốc gia châu Á và Philippines chính là nước đầu tiên được nhận quy chế này.
Theo Đức Thắng - An Ninh Thủ Đô/Kyodo New
Comments[ 0 ]
Post a Comment