Việt Nam với việc được trang bị những trang thiết bị vũ khí của Nga để không chỉ bảo vệ an ninh lãnh thổ mà còn nhằm để canh giữ vùng khai thác dầu ở Biển Đông.
Các chuyên gia dự đoán rằng trong những năm từ năm 2013 đến 2017, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,5% mỗi năm, họ đủ khả năng để cung cấp nguồn tài chính chi tiêu cần thiết cho việc mua trang thiết bị vũ khí.
Người ta dự đoán rằng trong khoảng năm 2013-2017, ngân sách quân sự của Việt Nam sẽ tăng khoảng 30%, tăng từ mức 3,8 tỷ tới 4,9 tỷ USD. Những trang thiết bị quân sự này sẽ phục vụ cho những chiến lược mới của quốc gia, do đó các nhà lãnh đạo Việt Nam hy vọng sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác kỹ thuật- quân sự với Nga. Vì lý do này, Việt Nam đã trở thành một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga.
Cần lưu ý rằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh trong tháng Tám này sẽ có chuyến thăm đến Nga để thảo luận về các vấn đề hợp tác kỹ thuật – quân sự giữa hai nước và sẽ cung cấp một động lực mới cho mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia.
Thậm chí không chỉ có một số phân tích sơ qua về các thỏa thuận quốc phòng hiện tại giữa Nga và Việt Nam, mà còn có những ý kiến không ngần ngại chỉ ra rằng Việt Nam sẽ là nước ưu tiên trong danh sách top năm nước nhập khẩu vũ khí của Nga sẽ không phải là điều ngẫu nhiên.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 - ảnh TTVNOL
Hơn 10 năm qua, số lượng máy bay chiến đấu dòng Su trong lực lượng không quân nhân dân Việt Nam đã tăng liên rất nhiều, trong đó có 11 chiếc Su-27SK/UBK và 24 chiếc Su-30MK2B. Hiện nay, Việt Nam được coi là khách hàng tiềm năng của loại máy bay chiến đấu tiên tiến Su-35.
Với Su-35 nước mua đầu tiên có thể là Trung Quốc. Hợp đồng 24 chiếc Su-35 đang được Nga và Trung Quốc tiếp tục đàm phán. Nếu Nga chấp nhận ký kết hợp đồng với Trung Quốc, Việt Nam cũng hy vọng sẽ tăng cường số lượng máy bay chiến đấu của họ và cải thiện hiệu suất chiến đấu của mình. Để chống lại lực lượng không quân ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh, Hà Nội có thể sẽ phải mua ít nhất 24 chiếc Su-35.
Hải quân Việt Nam đã không ngần ngại thể hiện việc muốn mở rộng sức mạnh của mình. Trong năm 2016 Nga sẽ hoàn tất hợp đồng 6 tàu ngầm Kilo cho lực lượng hải quân Việt Nam.
Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk đang đóng tiếp cho hải quân Việt Nam hai tàu khu trục loại nhỏ “Cheetah 3,9" , những chiếc tàu này dự kiến sẽ được chuyển giao vào năm 2016-2017. Hợp đồng này đã được ký kết trong tháng 12 năm 2011.
Tàu khu trục Đinh Tiên Hoàng - ảnh TTVNOL
Cuối năm nay, những chiếc tàu tên lửa đầu tiên thuộc Đề án 12.418 ("Molnya") đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga sẽ được chuyển giao cho hải quân Việt Nam. Những tàu chiến này được đóng với sự giám sát của các nhân viên kỹ thuật của Cục Thiết kế Rybinsk để hỗ trợ phía Việt Nam sản xuất loại tàu tên lửa này. Các nhà máy và các bộ phận sản xuất ở Nga đã và đang vẫn tiếp tục vận chuyển hàng loạt trang thiết bị phụ kiện từ năm 2010 đến Việt Nam để hoàn thành 6 tàu chiến theo đề án này vào năm 2016.
Theo hợp đồng ký kết giữa Nga và Việt Nam, sau khi 6 tàu tên lửa này được lắp ráp hoàn chỉnh, Việt Nam cũng có thể độc lập đóng mới thêm 4 tàu chiến tương tự.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển "Pháo đài" canh biển Đông - Ảnh Trọng Thiết
Ngoài tàu chiến, người Nga không chỉ cung cấp sự hỗ trợ đào tạo các nhân viên Việt Nam mà phía Nga còn xây dựng tại Việt Nam một trung tâm đào tạo các thủy thủ vận hành tàu ngầm lớp Kilo có một không hai trên thế giới. Trung tâm đào tạo này mua thu năm nay sẽ được đưa vào hoạt động, trong tháng 11 năm nay khóa huấn luyện đầu tiên sẽ được thực hiện. Trung tâm được đặt tại cơ sở hải quân ở Vịnh Cam Ranh với hai tòa nhà với tổng diện tích hơn 10,000 mét vuông.
Công tác chuẩn bị thực hiện tại Nga cũng đã được hoàn thành, tất cả các trang thiết bị đã được lắp ráp. Các hệ thống môn phỏng huấn luyện từ tàu ngầm lớp Kilo, tàu khu trục Gepard 3.9 đến tàu tên lửa Molnya đã được đưa về một trung tâm.
Chuyển giao công nghệ quân sự từ Nga cho Việt Nam không giới hạn ở các tàu tên lửa tấn công nhanh như Molnya, hợp tác phát triển sản xuất loại tên lửa chiến thuật X-35, Irkut còn chuyển giao cho Hiệp hội Hàng không Việt Nam các trang thiết bị phụ kiện của UAV Irkut - 200 và công nghệ sản xuất liên quan.
Nikolai Ivanovich Cove – Tân Hoa Xã
Comments[ 0 ]
Post a Comment