TRUNG QUỐC NHẪN NHỤC CHỜ THỜI (Phần I)
Sunday, July 14, 2013
Bài trả lời phỏng vấn báo"Nowa Europa Wschodnia" của Michal Lubina - nhà Trung Quốc học và chuyên gia nghiên cứu về nước Nga.
Báo “Nowa Europa Wschodnia" : Mỗi quốc gia đều mong muốn thay đổi hình thái địa chính trị. Người Mỹ hình dung một thế giới đơn cực, người Nga-thế giới với nhiều trung tâm ảnh hưởng. Các bạn muốn thấy hành tinh của chúng ta như thế nào sau 20 năm nữa?
Michal Lubina: Họ sẽ thấy rõ điều này không phải chỉ trong tương lai của một thế hệ, mà có lẽ là vài trăm năm nữa. Sự phân hóa lực lượng hiện nay theo cách nhìn nhận của Trung Quốc là sự bất thường tự nhiên kỳ lạ. Thế giới cần phải trở về với trạng thái bình thường của mình, nghĩa là về trạng thái, mà ở đó Bắc Kinh phải trở thành bá chủ. Trong quan niệm chủ đạo về thế giới kiểu Trung Hoa, bản thân Trung Quốc phải ở vị trí trung tâm, còn xung quanh là bọn man di làm mưa làm gió. Tuy nhiên cảm giác có ưu thế xuất hiện không phải trong khoảng trống: đơn giản là trong quá trình hàng ngàn năm, đến tận thế kỷ XIX, Người Trung Hoa chưa từng bang giao với dân tộc nào ngang tầm với mình. Chiếm được quyền bá chủ thế giới sau “một thế kỷ chịu nhục vì lũ man di ngoại quốc” đối với Trung Hoa- đó là sự trở về trạng thái tự nhiên. Nhưng người Trung Hoa không đi đâu mà phải vội.
- Tôn Tử đã nói rằng, tốt nhất là, “tọa sơn quan hổ đấu” (trong nguyên văn là: “tốt nhất làm con khỉ, từ trên cây quan sát trận đấu đá của những con hổ”)
- Chính thế, Người Trung Hoa, tuy vậy chưa bao giờ là một dân tộc hiếu chiến, họ nắm bắt một cách hoàn hảo nghệ thuật chiến thắng mà không cần chiến tranh. Chính Tôn Tử đã viết rằng, “kiểu chiến thắng tốt nhất-là giành thế thượng phong trước đối phương, chứ không phải chiến đấu”. Toàn bộ văn hóa chính trị của Trung Quốc dựa trên điều này: chính những gì, mà một ai đó tham gia giành giật , có nghĩa là thất bại. Trong Khổng giáo, người lính nằm ở nấc thấp hơn, so với gái điếm trong thang bậc xã hội. Nền văn minh Trung Hoa luôn luôn dựa trên nền văn hóa, chứ không phải dựa trên vũ khí. Đã từng có các dân tộc khác nhau chiến thắng người Trung Hoa trên chiến trường, nhưng sau đó họ bị thua trong cuộc xung đột với nền văn hóa Trung Hoa và bị hòa tan vào môi trường Trung Hoa. Điều đó đã từng xảy ra, chẳng hạn như với người Mông Cổ và Mãn Châu.
Nghĩa là, người Trung Hoa sẽ cố gắng chinh phục thế giới theo cách, như người Mỹ đang “Mc Donald hóa” toàn thế giới?
- Người Trung Hoa không cần phải làm như vậy: họ cho rằng, thực tế thì, “Trung Hoa” đã là một khái niệm tốt nhất. Họ không có ý định “văn minh hóa” một cách cưỡng bức và ép buộc bất cứ ai phải ăn cơm thay vì món “bigos”. Họ cho rằng, Cơm- đó chính là món ăn tốt nhất, và nếu như ai đó không hiểu được điều này-là việc của họ. Người Trung Hoa tin vào ưu thế của mình, không tạo ra bất kỳ mối đe dọa nào cho thế giới, và sẽ không tái tạo thế giới theo cách của mình. Họ cho rằng, những người khác phải thích nghi với lối sống của họ vì lợi ích riêng- để không bị tụt hậu so với nền văn minh. Người Trung Hoa chỉ sử dụng thế giới trên bình diện kinh tế, và vì thế người Trung Hoa sẽ ít hiếu chiến hơn người Mỹ rất nhiều. Người Mỹ biết được, bạn cần gì và sẽ dạy cho bạn tổ chức đời sống xã hội và hoạt động như thế nào. Người Trung Hoa sẽ không làm điều này.
- Ở Phương Tây chủ nghĩa cá nhân là yếu tố ảnh hưởng đáng kể. Con người có khả năng sáng tạo.
- Nhưng đồng thời chúng ta cảm thấy như mình bị lạc lõng, còn người Trung Hoa cảm thấy mình thuộc về một cộng đồng nào đó, họ có thể giao tiếp với ai đó, họ biết phải hành xử như thế nào trong tình huống này hay hoàn cảnh khác. Và điều này làm cho họ có cảm giác an toàn. Ở Phương Tây chúng ta cho rằng, mỗi người đều có khả năng tự giải quyết bất cứ vấn đề gì, và vì thế chúng ta đã nhấn mạnh vào quyền lợi. Còn ở Trung Quốc người ta nhấn mạnh các nghĩa vụ. Trong điều kiện như vậy, sẽ dễ hiểu hơn, tại sao ở Hạ giới người ta không quen với khái niệm quyền con người. Trong ngôn ngữ của người Trung Hoa “quyền lực” và “quyền lợi” là cùng một từ: ai nắm được quyền lực, thì luật pháp nằm trong tay người đó. Ở châu Âu nhà nước tách rời cá thể, mà ở đó là sự kế tục của gia đình. Làm sao có thể đòi hỏi bảo đảm những quyền lợi nào đó từ cha hoặc chú?
- Liệu Bắc Kinh có cho là, nước Nga- đang được dẫn dắt bởi một vị nguyên thủ cứng rắn, là đối tác tốt hơn Đức hoặc Mỹ không?
- Nước Nga đối với Trung Quốc- trước hết, đó là một đế chế suy tàn, đã để cho Phương Tây thắng mình.
Có phải như Trung Quốc thế kỷ XIX?
- Vâng, nhưng khác hơn chút đỉnh. Hồi thế kỷ XIX Trung Quốc đã chạy tàu thủy và bắt đầu bắn súng, cũng từ đó khái niệm “chính sách ngoại giao pháo hạm” bắt đầu được sử dụng. Còn Liên Xô, theo cách đánh giá của Trung Quốc, đã tự sụp đổ- nhà nước này đã thất bại trên mặt trận tư tưởng, tiếp thu các phát minh của Phương Tây, chẳng hạn như, tự do ngôn luận.. Và điều này đã dẫn tới một thập kỷ hỗn loạn. Sau đó, kể từ khi ông Putin lên nắm quyền-thì mọi sự mới trở lại trạng thái bình thường. Người Trung Hoa hiểu rằng, nước Nga-là một quốc gia lớn, muốn trở thành một siêu cường. Đồng thời họ cũng biết rằng, nước Nga không phải là một quốc gia như thế. Vả lại, họ đã từ lâu “đi guốc trong bụng” người Nga. Có một lần cạnh bảo tàng “Khởi nghĩa Warsaw tôi đã nghe lén được câu chuyện của 2 nhà khoa học Trung Quốc. Một người nói: “Người Ba Lan đã không thể hiểu nước Nga. Bản thân người Trung Hoa nghiên cứu nước Nga rất kỹ. Những người Nga được đón tiếp ở Bắc Kinh một cách trọng thị: khi đoàn đại biểu Kremlin tới đó, người ta chào mừng đoàn bằng một cuộc diễu binh, bằng những loạt pháo hoa và những bài diễn văn hoa mỹ về một đế chế đang phục hưng. Họ nói những gì mà chính người Nga muốn nghe.
Bắc Kinh có coi Moscow là đối tác chiến lược?
- Nước Nga đối với Trung Quốc- đây, có lẽ, là quân bài có lợi, mà Bắc Kinh có thể chơi trong ván bài thế giới. Nhưng một khi người Trung Hoa đã sử dụng quân bài này thì họ sẽ quên nó đi mà không hề hối tiếc chút nào. Điều này sẽ diễn ra một cách từ từ: Phương Tây và nước Nga đang ở thế phòng ngự, còn Trung Quốc đang mạnh lên.
Còn với những khoáng sản có ích thì sao?
- Nếu không tính tới những vấn đề phụ, thì những khoáng sản có ích- là lý do duy nhất, mà nước Nga còn hấp dẫn Trung Quốc. Người Trung Hoa coi nước Nga như một nhà cung cấp nguyên liệu, cần phải bòn rút tới kiệt quệ: để lấy dầu mỏ, khí đốt, gỗ, nước. Và để đổi lại chỉ cần “những hành động vuốt ve” là đủ, để cho Moscow cảm thấy mình vĩ đại.
Người Trung Hoa cũng cần người Nga để làm đối trọng với Phương Tây.
-Tôi không có ý định đánh giá lại yếu tố này: đây chỉ là những chiêu thức chiến thuật. Trung Quốc có thể không cần bất cứ hậu thuẫn nào, một mình phủ quyết bản nghị quyết của Liên hiệp quốc về Syria hoặc Libya. Tất nhiên, sẽ tiện lợi hơn, khi vì Phương Tây bị trói tay ở Trung Đông mà Moscow bị quở trách, nhưng không ai dám gây áp lực với Trung Quốc- ông chủ nhà băng thế giới. Ai dám gây áp lực với ông chủ ngân hàng, khi mà tiền của mình đang được giữ trong tay ông ấy, kể cả khi con người này nhạo báng gia nhân của mình.
Như vậy trên sân khấu thế giới nước Nga đóng vai trò cái bung xung đỡ đòn?
- Chính nước Nga chiếm địa vị như thế. Trung Quốc không chủ trương đối đầu, không hướng tới những gì cần thường xuyên phải sử dụng tới sức mạnh, còn nước Nga lại làm chính điều đó. Khi ông Putin phê phán, giận dữ và không tới dự các cuộc gặp gỡ, ông tự nhiên trở thành mục tiêu tiện lợi cho người ta chỉ trích, hơn là người Trung Hoa điềm tĩnh, có thể kể bằng thứ tiếng Anh tuyệt vời, rằng, sự việc có thể chuyển biến theo chiều hướng khác nhau, và điều gì không được phép làm. Họ nói điều này lịch sự tới mức, thậm chí chúng ta không thể tưởng tượng được rằng, họ từ chối chúng ta điều gì. Sự khác nhau thể hiện ở chỗ, Trung Quốc không trực tiếp chống lại ai, họ quan tâm tới sự hợp tác, để làm sao càng kiếm được bộn tiền càng tốt. Người Nga thì giữ lập trường đối đầu, bởi vì họ không thể chịu đựng nổi thất bại của mình trong cuộc chiến tranh lạnh. Nếu vào một ngày đẹp trời nào đó Moscow vì những lý do nào đấy từ bỏ những lời lẽ chống lại Phương Tây của mình, thì Bắc Kinh có lẽ khó mà nhai nổi quả hồ đào. Giờ đây nước Nga đối với Trung Quốc chẳng hề quan trọng hơn, chẳng hạn Brazil hay Argentina, chút nào. Bắc Kinh quan tâm tới Phương Tây, và sau đó là- châu Phi, từ đó cũng cần vắt kiệt kiệt đến tận cùng mọi thứ tài nguyên và lợi lộc.
- Trước mắt chúng ta hiện lên bộ dạng đầy tự mãn, sẵn sàng bùng nổ của người Nga, và dáng vẻ bình tĩnh, đầy tự tôn của người Trung Hoa.
Ở một nức độ nào đấy, có cảm giác như thế. Người Trung Hoa không đánh mất sự tự mãn của mình, nhưng các đức tính chủ yếu của họ là sự thận trọng và nhẫn nhục. Có một câu ngạn ngữ Trung Hoa như thế này: nếu một người náo đó gây cho bạn điều ác, thì hãy ngồi ờ bờ sông và chờ đợi- sớm hay muộn dòng nước cũng sẽ mang xác kẻ thù của bạn tới (tương tự như câu “gieo gió thì gặp bão” của Việt Nam). Sống ở một đất nước với dân số 1,3 tỷ người, cần phải học được cách trấn tĩnh và nhận thức. Điều này được phản ánh cả ở văn hóa chính trị. Bắc Kinh không sử dụng sức mạnh không phải chỉ vì họ có ít tính tự mãn hơn Moscow: họ dựa trên kinh nghiệm của 5.000 năm ngoại giao, và biết giấu đi sự tự mãn.
- Khác với cựu đế chế.
- Ưu thế của người Trung Hoa còn thể hiện ở chỗ, họ biết mình là ai, họ không có vấn đề tự đồng nhất hóa. Còn người Nga chỉ nghĩ về các thành quả tiếp theo, nhưng cảm thấy tự đánh mất mình, không biết được mình sẽ xê dịch về đâu. Trung Quốc, tất nhiên, cũng bị Phương Tây hóa, những chỉ trên bề mặt.
Đỗ Ngọc Inh - quocphonganninh.edu.vn
(Theo "Nowa Europa Wschodnia", Ba Lan)
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment