Đối với Bắc Kinh, để phục vụ cho nhu cầu năng lượng và nền kinh tế khổng lồ trong nước, tờ Eurasianreview cho rằng nước này sẽ giảm bớt cứng rắn và sẽ mềm mỏng hơn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc dường như đang sử dụng sự sức mạnh mềm đối với ASEAN.
Điều gì khiến Trung Quốc sẽ dùng “sức mạnh mềm mỏng” trên Biển Đông? Và đâu là những thành tố chính của biện pháp mềm mỏng? Cuối cùng, phương pháp này sẽ khôi phục lòng tin với các bên tranh chấp Biển Đông ở mức độ nào?
Biển Đông và sức mạnh mềm mỏng của Bắc Kinh
Theo quan điểm của Bắc Kin, tính hiệu quả của mềm mỏng trong tranh chấp Biển Đông phụ thuộc vào những yếu tố sau: Một là khả năng định hình mối quan tâm của các bên tranh chấp. Hai là khả năng hợp pháp hóa những giá trị, văn hóa, chính trị Trung Quốc. Cuối cùng là khả năng xây dựng quy tắc và chuẩn mực để hạn chế tác động của các yếu tố bên ngoài (chủ yếu là Hoa Kỳ).
Đối nghịch với sự phụ thuộc của Trung Quốc vào sức mạnh quân sự của mình trong khu vực, Trung Quốc sở hữu lợi thế về sức mạnh mềm mỏng. Giao lưu văn hóa Trung Quốc và châu Phi có thể là một ví dụ điển hình về cách Trung Quốc muốn lan tỏa quyền lực của mình. Cam kết từ hỗ trợ y tế, tài chính đến trao đổi văn hóa và học tập nghiên cứu. Việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh mềm có thể được chứng minh bằng cách nhìn vào tăng trưởng kinh tế và cam kết phát triển kinh tế với nhiều quốc gia châu Phi. Phát triển thương mại và đầu tư cơ sở hạ tầng trên đất liền ở châu Phi và lan tỏa tư tưởng Khổng Tử có thể gây ấn tượng rất tích cực đối với các cá nhân ở châu Phi.
Trong bối cảnh của Đông Nam Á, cả Trung Quốc và các nước láng giềng đều hiểu sâu xa hơn về cái gọi là quyền lực mềm này. Trung Quốc dường như đang sử dụng sự sức mạnh mềm để từng bước đẩy lùi Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ. Ví dụ, Trung Quốc viện trợ cho Philippines năm 2003 và Indonesia năm 2002 một khoản lớn hơn cả Mỹ. Bắc Kinh cũng đã xây dựng lại mối quan hệ với các tổ chức dân tộc Trung Quốc ở Nam Á và tại các quốc gia như Campuchia, một “hệ thống trung chuyển” đã được tạo ra, trong đó sinh viên Campuchia được học tiếng Trung Quốc theo nhiều nguồn tài trợ phía Trung Quốc đại lục.
Tương tự như vậy, Trung Quốc không muốn chấp nhận rủi ro hy sinh nền kinh tế trong nước bằng các biện pháp cưỡng chế. Đòn bẩy của Trung Quốc tại Đông Nam Á bao gồm các lợi ích kinh tế lớn. Mãi đến cuối những năm 1990, Mỹ và Nhật Bản là đối tác kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á. Không lâu sau, Trung Quốc đã thay thế cả hai nước này để trở thành một đối tác thương mại lớn của cả khu vực. Với Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN- Trung Quốc, Trung Quốc đã đàm phán một loạt các thỏa thuận kinh tế với các nước trong khu vực này bao gồm các cơ sở hạ tầng kết nối khu vực Đông Nam Á với phía nam Trung quốc. Ngoài hiệp định thương mại với Đông Nam Á, Bắc Kinh cũng đang đàm phán hợp tác chặt chẽ với các cá nhân thuộc các nước trong Đông Nam Á.
Nguyên nhân căn bản: An ninh năng lượng
Nhu cầu của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên dầu khí và động lực của nước này đối với vấn đề an ninh năng lượng đang là một thách thức chính trị quy mô toàn cầu. Thất bại trong việc thuyết phục các nước ASEAN hợp tác an ninh năng lượng có thể dẫn đến những hậu quả tai hại.
Vì ngày càng phụ thuộc và dầu mỏ, Trung Quốc tin rằng Mỹ và các công ty dầu khí lớn của phương Tây có ảnh hưởng lớn đến thị trường dầu mỏ và ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới. Trung Quốc khá hạn chế về tỉ lệ đầu tư (ROI) trong lĩnh vực năng lượng ở Biển Đông cũng như đối với Vịnh Ba Tư, Trung Á, Nga, châu Phi và Mỹ Latinh. Một trong số những lý do giải thích cho tỉ lệ đầu tư thấp đó là nguồn tài nguyên ở Biển Đông vẫn chưa được đánh giá chính xác. Thứ hai, Trung Quốc đang lãng phí thời gian và tiền bạc bằng cách mở rộng các hạm đội hải quân của mình vượt ra ngoài sự cần thiết để bảo vệ bờ biển và đường dây thông tin liên lạc. Mục đích của các hạm đội này là cảnh giác với các công ty dầu mỏ nước ngoài tiến hành khoan thăm dò chung với các nước ASEAN.
Liệu mềm mỏng có có hiệu quả?
Tiến bộ đạt được trong Diễn đàn Khu vực ASEAN là một bước tiến lớn trong giải quyết hòa bình tranh chấp, giúp giảm bớt áp lực và thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin. Đồng thời giúp đưa ra đòn bẩy kinh tế mà Trung Quốc đang có trên các quốc gia Đông Nam Á. Trung Quốc chắc chắn không muốn để mất vị trí vào tay Mỹ và Nhật Bản trong vai trò là nhà tài trợ chính hoặc nhà cung cấp công nghệ trong phát triển thăm dò dầu khí.
Hơn nữa, lợi ích kinh tế không phải là một đảm bảo cơ bản của mối quan hệ song phương ổn định dài hạn, mặc dù giao lưu kinh tế và thương mại về lâu dài sẽ làm cho mỗi quốc gia thận trọng hơn khi xem xét các vấn đề chiến lược. Tuy nhiên, với sự gia tăng các xung đột, kinh tế và quan hệ thương mại có thể được cân nhắc trong vấn đề chính trị và chiến lược. Do đó, nếu các mối quan hệ Trung Quốc- ASEAN duy trì ổn định lâu dài, quan hệ sẽ không bị giới hạn bởi các lợi ích kinh tế. Trong tương lai, khi thời cơ chín muồi, cả Trung Quốc và ASEAN đều phải có thêm một cơ chế trao đổi song phương mới.
Phan Yến - TPO
Theo Eurasiareview
Comments[ 0 ]
Post a Comment