Myanmar sẽ ‘đau đầu’ vì tranh chấp Biển Đông trong năm 2014
Sunday, July 14, 2013
Nyunt Maung Shein cũng nói thêm, Trung Quốc không dám đối mặt với tranh chấp tại tòa án quốc tế vì nó không có bằng chứng nào vững chắc cho yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) với khoảng 85% diện tích Biển Đông.
Cựu Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Nyun Maung Shein
Mặc dù không phải quốc gia có tuyên bố chủ quyền hay tranh chấp ở Biển Đông, trong năm 2014 Myanmar sẽ phải gánh vác trọng trách liên quan đến việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông với vai trò là Chủ tịch luân phiên ASEAN.
Myanmar sẽ buộc phải cân bằng giữa một bên là đồng minh thân cận Trung Quốc với một bên phải đối phó với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang ngày càng trở nên phức tạp. 4 quốc gia thành viên ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Vấn đề Biển Đông đã được đặt ra trong buổi ASEAN Talk Show được tổ chức tại Yangon ngày 12/7 do ASEAN phối hợp với Bộ Ngoại giao Myanmar và Quỹ Hanns Seidel của Đức đồng tổ chức.
Dư luận đang chờ đợi và quan tâm xem Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014 sẽ ứng xử như thế nào đối với vấn đề Biển Đông cũng như theo dõi chặt chẽ diễn biến tranh chấp.
ASIAN Talk Show tại Yangon, Myanmar hôm 12/7
Trong trạng thái tranh chấp giữa các thành viên khối ASEAN với nước láng giềng của Myanmar là Trung Quốc, Myanmar sẽ không dễ dàng giải quyết vấn đề, quốc gia giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014 có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề Biển Đông, Maung Shein Nyunt, Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc đã nghỉ hưu cho biết.
Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại trọng điểm của thế giới liên kết giữa các khu vực Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và thị trường Bắc Mỹ, đồng thời có nguồn tài nguyên phong phú với khoảng 17 tỉ thùng dầu.
Các nhà phân tích chiến lược cho rằng rất có thể xảy ra chiến tranh giữa các quốc gia châu Á tại khu vực này, vị Đại sứ Myanmar về hưu cho biết.
Học giả Moe Thuzar từ Singapore cho rằng Myanmar nên ủng hộ 4 thành viên ASEAN trong xử lý tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc
Nếu tranh chấp Biển Đông với 4 quốc gia ASEAN tiếp tục leo thang, Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng này. Trung Quốc đã có quan hệ với ASEAN trong 10 năm qua và Bắc Kinh muốn có mối quan hệ tốt với ASEAN.
Trong vấn đề Biển Đông, Myanmar không nên lựa chọn cách dùng áp lực đối với một bên tranh chấp nào mà thay vào đó cần xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp, Nyunt Maung Shein khuyến cáo.
Nhà nghiên cứu Moe Thuzar thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thì cho rằng trong trường hợp tranh chấp Biển Đông Myanmar chỉ nên ủng hộ các quốc gia ASEAN.
Theo: Xã Luận
Tags:
Comments[ 0 ]
Post a Comment