Ngày 26/2, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, lý giải những lý do thực sự mà Trung Quốc đẩy mạnh quân sự trên biển Đông, cũng như dự đoán động thái tiếp theo của nước này.
Trung Quốc Trung Quốc bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 và radar trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của iệt Nam (ảnh vệ tinh chụp ngày 17/2). Ảnh: Stratfor
Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không và máy bay chiến đấu tới đảo Phú Lâm là để phản ứng trực tiếp đối với chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của Mỹ, cụ thể là tàu chiến USS Curtis Wilbur bơi gần đảo Tri Tôn. Trung Quốc đang tiếp tục hăm dọa trả đũa chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của Mỹ. Các hệ thống vũ khí này làm tăng rủi ro đối với tàu chiến, máy bay Mỹ gần đảo Phú Lâm và các đảo, đá khác ở Hoàng Sa. Chúng là một dấu hiệu cho thấy sự quyết tâm của Trung Quốc trong nhiều mặt trận, như gia tăng quân sự hóa trên biển Đông, lên gân lên cốt đương đầu với Mỹ…
Về hệ thống radar tần số cao, đơn thuần là Trung Quốc đang nâng cấp, mở rộng mạng lưới giám sát radar của họ ở Trường Sa để phát hiện chuyển động của tàu thuyền, máy bay từ khoảng cách xa hơn với độ chính xác cao hơn. Điều này sẽ cho phép Trung Quốc phản ứng nhanh hơn với các vụ xâm nhập vào khu vực mà họ tự tuyên bố là “vùng cảnh báo quân sự”.
Việc Quốc hội Trung Quốc ngày 26/2 thông qua luật thăm dò tài nguyên đáy biển sâu là một bước đi nữa để khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi” của Trung Quốc đối với biển Đông thông qua luật pháp trong nước. Đây là sự tiếp diễn những hành động tương tự của họ trong quá khứ. Theo luật mới (có hiệu lực từ ngày 1/5), Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và công dân Trung Quốc khi họ tìm kiếm tài nguyên và khảo sát biển sâu. Luật giao cho chính phủ ban hành kế hoạch, thúc đẩy việc nghiên cứu, khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên biển.
Có thể Trung Quốc sẽ đương đầu với đợt tuần tra tự do hàng hải tiếp theo của Mỹ, nếu Trung Quốc sớm biết được địa điểm Mỹ sẽ tuần tra.
Trung Quốc cũng đang chuẩn bị để hành động khi Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở biển Đông. Đối với các đảo, đá trên biển Đông mà nước này chiếm đóng, cải tạo, Trung Quốc đang áp dụng kế “tiên phát chế nhân” (ra tay trước để chế ngự đối phương, hành động phủ đầu), thiết lập càng nhiều cơ sở hạ tầng càng tốt.Trước những động thái leo thang của Bắc Kinh, các nước lớn đã bày tỏ quan ngại, chỉ trích. Họ sẽ hành động thực chất hơn?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mới đây gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị để khiến ông Vương chú ý tới sự lo ngại sâu sắc của Mỹ về vấn đề biển Đông. Theo tôi, không siêu cường nào có thể hoặc sẽ làm được điều gì đó thực chất để mạnh mẽ đối đầu Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ đã cam kết tăng phạm vi và cường độ các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của mình. Mỹ sẽ lập kế hoạch chi tiết cho các chiến dịch tiếp theo. Mỹ đang thúc giục Úc thực hiện các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải riêng của Úc. Ngoài ra, Mỹ có thể cố gắng thực hiện tuần tra chung với Úc. Mỹ có thể tiến hành một số cuộc tuần tra chung cùng thời điểm và thực hiện một mình hoặc với các đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, tôi cho rằng, các đợt tuần tra này sẽ không làm thay đổi được “thực tế trên mặt đất” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam đã ủng hộ nguyên tắc tự do hàng hải và phản đối các hành động phi pháp, đáng ngờ của Trung Quốc trên biển Đông. Việt Nam chưa lên tiếng ủng hộ các hoạt động cụ thể trong chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của Mỹ. Việt Nam nên thu thập thông tin về các hoạt động của Trung Quốc càng nhiều càng tốt, ra tuyên bố ngoại giao phản đối, chia sẻ thông tin với các thành viên ASEAN khác. Các nước ASEAN đã, đang và sẽ phản đối các hành động của Trung Quốc.
Thu Loan - Báo Tiền Phong
Comments[ 0 ]
Post a Comment