Biển Đông cần hải quân Nhật Bản, tại sao?
Wednesday, February 3, 2016
Bài viết "Tại sao Biển Đông cần hải quân Nhật Bản" của đại úy Takuya Shimodaira, giải thích sự hiện diện này là chìa khóa cho an ninh khu vực.
Trang National Interest ngày 2.2 đăng bài viết của vị giáo sư quân sự thỉnh giảng người Nhật tại Học viện hải chiến Mỹ nói rằng 25 năm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, hải quân Cục phòng vệ Nhật (JMSDF) vẫn là một lực lượng hải quân của Chiến tranh Lạnh.
Đồng nghiệp James Holmes của ông Shimodaira nói rằng JMSDF được thiết kế nhằm kết hợp với Mỹ chống lại các mối đe dọa có thể có từ Liên Xô. Vì thế, lực lượng này thành thạo về chiến tranh chống ngầm và dò mìn. Tuy nhiên đã đến lúc JMSDF thay đổi mục tiêu, đáp ứng một vai trò an ninh mới trong khu vực và trên thế giới vì là đối tác của Mỹ trong chủ trương “Tích cực đóng góp cho hòa bình” của Nhật.
Vì những điều kiện của thế kỷ 21, trách nhiệm an ninh thực tiễn nhất của JMSDF sẽ liên quan đến các nhiệm vụ “Chiến dịch quân sự phi chiến đấu”, như hoạt động cứu hộ nhân đạo và chống hải tặc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kết hợp với hải quân Mỹ.
Quy định hợp tác phòng thủ Mỹ - Nhật đã được xem xét lại hồi tháng 4.2015. Hợp tác an ninh song phương được củng cố trong tương lai mới. Đồng minh Mỹ - Nhật đã là một lực lượng chủ đạo của kết cấu an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tương lai mới sẽ gồm một vai trò lớn và có cân bằng cho Nhật, cũng như củng cố hợp tác an ninh giữa Nhật với các đối tác khác của Mỹ trong khu vực này như Philippines và Úc.
Đấu trường mới: Biển Đông cần hải quân Nhật Bản
Hải quân Mỹ và JMSDF tự đặt mình vào chiến tuyến đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi những thách thức an ninh hàng hải gia tăng.
Trung Quốc tăng chi mạnh cho quân sự, xây dựng khả năng chống tiếp cận - chống xâm nhập (A2/AD) để chặn Mỹ tiến vào vùng biển của họ. TQ cũng đe dọa các nước láng giềng ở biển Hoa Đông và Biển Đông, một vùng biển chính để TQ triển khai hải quân xa bờ, tiến vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khi vị trí chiến lược của TQ ở các vùng biển này được cải thiện, Bắc Kinh sẽ có thể hành động hung hăng hơn nữa trong toàn khu vực.
Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu TQ sẽ sử dụng thế lực quân sự - kinh tế ngày càng lớn để đòi quyền lợi quốc gia mà không tôn trọng các chuẩn mực quốc tế?
Vấn đề Biển Đông với việc TQ xây nhiều đảo nhân tạo trái phép và mở rộng lãnh hải là một thách thức đối với quyền tự do hàng hải dựa theo các luật quốc tế. TQ vẫn tuyên bố các ý định của họ là mang tính xây dựng, hòa bình. Bắc Kinh gọi Biển Đông là “biển của hòa bình - hữu nghị - hợp tác”.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - TQ ở Malaysia hồi tháng 11.2015, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường có những đề nghị tiếp tục duy trì - quảng bá hòa bình và ổn định ở Biển Đông, nhưng nói thẳng rằng các nước ngoài khu vực (gồm cả Mỹ) nên tôn trọng và ủng hộ các nỗ lực của các nước trong khu vực, để duy trì hòa bình - ổn định trong khu vực này.
Cũng tại hội nghị này, Mỹ - Nhật đã bày tỏ sự quan ngại về Biển Đông, các tuyến hàng hải chính sẽ được bảo vệ thế nào, cách phân chia những nguồn dầu - khí dưới đáy Biển Đông. Đặc biệt, Mỹ - Nhật quan ngại các hoạt động của TQ đe dọa quyền tự do hàng hải ở Biển Đông và các nước trong khu vực không muốn TQ hung hăng theo đuổi các quyền lợi của TQ.
Có một số ý kiến rằng Mỹ - Nhật không nên can thiệp vào vấn đề khu vực này vì họ là “kẻ bên ngoài” Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ là một thế lực ở châu Á - Thái Bình Dương, quảng bá hòa bình - ổn định cho khu vực này từ hàng chục năm nay. Quan hệ Mỹ - Nhật cũng là trụ cột cho sự ổn định của toàn khu vực. JMSDF cần sẵn sàng giữ một vai trò lớn cùng đồng minh Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nhật nên tìm các giải pháp mang tính sáng tạo cho những thách thức mà Mỹ - Nhật đối mặt ở Biển Đông. Nhật cần đánh giá cao các tuyên bố của lãnh đạo Mỹ, rằng Mỹ không thể là hành động như một cảnh sát của toàn thế giới.
Tầm quan trọng mới của thế lực hàng hải
Lời lẽ và hành động của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã rõ mồn một: TQ phải dẫn đầu ở các nước láng giềng. Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) được hiện đại hóa để sẵn sàng cho các cuộc chiến khu vực.
Khi TQ trỗi dậy càng mạnh, họ sẽ muốn thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tầm nhìn “một vành đai, một con đường” của ông Tập vạch ra một chiến lược cho TQ, củng cố tầm ảnh hưởng ở khu vực này và cho phép Bắc Kinh nắm quyền lập đường lối ở đó.
Vì thế, Mỹ - Nhật phải giải quyết trực tiếp những thách thức mà TQ đặt ra cho an ninh khu vực.
Mỹ - Nhật đã củng cố quan hệ với các nước ASEAN, sự trỗi dậy là một thế lực lục địa của TQ dẫn đến một liên minh giữa các lực lượng hải quân châu Á - Thái Bình Dương. Nhật cần tích cực thoát khỏi vai trò tự vệ (nhằm bảo vệ lãnh hải, đảo của Nhật) nhằm thực hiện một vai trò an ninh mới trong việc giúp các nước khác trong khu vực.
Tàu khu trục Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo Hoàng Sa
Nhật đã có những bước hướng tới sự chuyển mình này, ví dụ như việc JMSDF tham gia tuần tra chống hải tặc ở ngoài khơi Somalia từ tháng 3.2009. Một hoạt động xa bờ như thế thể hiện sự thay đổi tư duy về nhiệm vụ chính của JMSDF: từ tự vệ chuyển thành một lực lượng hải quân thông hiểu tầm quan trọng của một sự tham gia đầy đủ, cùng với Mỹ và các đồng minh, đối tác, trong việc bảo vệ các tuyến hàng hải quốc tế (từ lúc Vịnh Aden kết nối châu Á - châu Âu thông qua kênh đào Suez, trở thành một trong những tuyến vận tải biển hàng đầu của thế giới).
Biển Đông kết nối Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Bảo đảm tự do hàng hải ở các vùng biển này là rất cần thiết cho nền kinh tế thế giới. Mỹ không thể một mình bảo đảm quyền tự do hàng hải nhưng các nước ASEAN cũng không thể lãnh gánh nặng này. Vì thế, Nhật phải nhảy vào giúp. Nhật cần nhấn mạnh sự tích cực đóng góp cho an ninh trong liên minh Mỹ - Nhật. Đặc biệt cốt tử là quan hệ mới giữa Nhật với Philippines.
Việc cho phép Nhật cùng Mỹ tiếp cận các căn cứ của Philippines sẽ giúp tăng nỗ lực bảo vệ hòa bình - ổn định ở Biển Đông, giúp tăng sự hiện diện của Mỹ và củng cố khả năng giám sát - theo dõi của Philippines.
5 lợi ích của NCMO ở Biển Đông
Thế thì JMSDF có thể đóng góp thế nào? Họ có thể tập trung vào “Chiến dịch quân sự phi chiến đấu” (NCMO) như do thám, giám sát, vốn sẽ là một vai trò hoạt động chính trong thời bình ở Biển Đông, hỗ trợ Philippines và các nước ASEAN khác.
JMSDF có thể tổ chức các nhiệm vụ NCMO cùng hải quân Mỹ do hải quân Mỹ - Nhật đã có hàng chục năm cùng rèn luyện, xây dựng khả năng phối hợp hành động cấp độ cao.
Đây là 5 lợi ích đáng kể cho Nhật tiến hành nhiệm vụ NCMO ở Biển Đông:
1. Giữ một vai trò an ninh mới sẽ có lợi cho liên minh Mỹ - Nhật.
2. Nhật có thể tỏ thái độ ủng hộ an ninh thật tích cực ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bằng cách tiến hành các biện pháp an ninh hòa bình như các nhiệm vụ NCMO.
3. Nhật đem lại lợi ích cho cộng đồng quốc tế, thông qua việc ôn hòa bảo vệ hòa bình - ổn định khu vực, mà không làm thay đổi nguyên trạng.
4. Nó cũng có ích cho TQ. Nhật - Trung có một cơ hội quý báu để duy trì hòa bình - ổn định khu vực, thông qua hợp tác phòng thủ, với Nhật giữ vai trò chính trong việc bảo vệ hòa bình - an ninh khu vực, cùng với Mỹ.
5. Nhật có nhiều lợi ích. JMSDF có thể chứng minh mô hình an ninh mới từ khả năng hải quân hiện đại của Nhật, vốn tập trung vào các nhiệm vụ NCMO.
Vĩnh Thụy (theo National Interest)
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment