Trên Biển Đông, Trung Quốc sợ Nhật Bản hơn sợ Nga?
Thursday, March 31, 2016
Rosneft Tập đoàn dầu khí khổng lồ của Nga ngày 12 tháng 3 công bố rằng, mối hợp tác của họ với Việt Nam trên Biển Đông đã bước vào một giai đoạn mới, lần đầu tiên Rosneft công khai danh tính của họ trong việc khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng biển quốc tế mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, điều này cho thấy mức độ phức tạp của các trên Biển Đông trong tình hình hiện nay.
Về động thái trên, các phương tiện truyền thông quốc tế sẽ coi đây như một động thái của Nga nhằm làm hài lòng Việt Nam và đúng vào thời điểm Vịnh Cam Ranh mở cửa cho tàu thuyền các quốc gia khác gé thăm. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy khả năng của việc Nga tham gia vào vấn đề Biển Đông, nhưng họ không phải là nhân vật chính mà thực sự đằng sau vụ việc này là Nhật Bản.
Đáng chú ý hơn nữa là việc Nga công bố thông tin về việc khoan thăm dò khai thác với Việt Nam trên Biển Đông đúng vào ngày Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Nga. Tuy nhiên không có thông tin gì về việc hai bộ trưởng Nga và Trung Quốc thảo luận về vấ đề Biển Đông. Trong khi đó Rosneft công bố khu vực khoan thăm dò khai thác nằm trong vùng biển quốc tế và năm trên thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng ở Trung Quốc đã có một số thông tin cho biết rằng khu vực mà Rosneft thăm dò nằm trong khu vực mà Trung Quốc tự xem là có chủ quyền.
Những cuộc tranh luận về ví trí địa lý khoan khai thác của Rosneft trên Biển Đông trong thời gian này lại trở nên là vấn đề nhạy cảm với họ. Trong khi đó một số nhà phân tích bình luận tin rằng động thái này của Nga là nhằm giữ một vai trò vị trí của họ ở Cam Ranh. Ngày 8 tháng 3 vừa qua Việt Nam tổ chức lễ khánh thành cảng quốc tế Cam Ranh và mở cửa cho tàu thuyền các nước. Một số nhà phân tích đã chỉ ra việc các phương tiện truyền thông Việt Nam nhận mạnh vào yếu tố đặc biệt là cảng Cam Ranh có thể tiếp nhận tàu đến 110.000 tấn, và vịnh Cam Ranh với nhiệm vụ chính là dành cho các tàu quân sự, từ đó hàm ý rằng trong tương lai tàu chiến và tàu sân bay Mỹ có thể đồn trú tại đây. Có thể thấy đây là một vịnh mà trước đây Nga đã thuê, và có thể động thái trên của Nga là nhằm làm hài lòng Việt Nam, và con bài Cam Ranh có thể là một ý tưởng tốt.
Nhưng trên thực tế điều đó là không thể. Xem xét từ thái độ của Nga, họ không có ý định can thiệp vào sâu vào vấn đề. Một số học giả về Nga và Đông Á cho rằng:"Trong vấn đề Biển Đông, Nga vẫn giữ vai trò trung lập như việc Nga đã nhiều lần bày tỏ quan điểm của họ và Nga không tham gia vào vấn đề tranh chấp giữa các nước…” Trong chuyến thăm Nga của ông Vương Nghị và trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Lavrov hai bên đã không thảo luận về vấn đề Biển Đông, đó là bằng chứng rõ ràng nhất.
Nga và Việt Nam hợp tác thăm dò khai thác dầu khí trên Biển Đông với lý do hợp lý nhất đó là bán vũ khí. Hiện tại cả Việt Nam và Trung Quốc đều là những khách hàng lớn của các trang thiết bị vũ khí từ Nga, theo số liệu mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, thì trong giai đoạn 2014-2015, Nga đã xuất khẩu sang Việt Nam số trang thiết bị vũ khí trị giá trên 1,79 tỷ USD. Trong điều kiện của Nga hiện nay, kinh tế suy thoái, các nước phương Tây cấm vận, những lời ích từ việc buôn bán vũ khí đối với Nga là rất quan trọng, cũng như việc phát triển khoan thăm dò khai thác trên Biển Đông như một phương tiện để Nga “duy trì khách hàng vũ khí lớn” và thậm chí còn có những lợi ích khác với các đơn hàng vũ khí.
Theo quan điểm của Trung Quốc, Nga và Việt Nam hợp tác thăm dò không đáng lo bằng vai trò thực sự của Nhật Bản. Các phương tiện truyền thông chỉ chú tâm vào thời điểm chuyến thăm Nga của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, nhưng quên rằng Nga khoan thăm dò khai thác dầu khí trên Biển Đông với sự giúp sức mạnh mẽ của người Nhật Bản. Rosneft đã sử dụng một công ty của Nhật để khoan trên Biển Đông. Thỏa thuận phối hợp khoan thăm dò khai thác trên Biển Đông giữa Nga và Nhật Bản đã được ký trong năm 2015 tại Vladivostok
Một số nhà phân tích tin rằng, Nhật Bản cảm thấy gò bó khi hoạt động bí mật trên Biển Đông. Nhưng xung quang Biển Đông, Nhật Bản cũng đã triển khai một số hoạt động. Ngày 25 tháng 1, phía Nhật Bản đồng ý sẽ cung cấp cho Philippines các trang thiết bị vũ khí bao gồm cả máy bay quân sự. Ngày 06 tháng 3, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết hai nước đã bắt đầu các cuộc đàm phán mở rộng về việc các tàu ngầm của Nhật Bản có thể đồn trú tại vịnh Subic, cũng như trong tháng 4 này các tàu của lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể đồn trú tại các cảng của Philippines. Cũng trong năm 2015, Nhật Bản đã sửa đổi Hiến chương Hợp tác Phát triển, theo đó cho phép sử dụng viện trợ của nước này nhằm hỗ trợ các lực lượng vũ trang nước ngoài trong các hoạt động phi quân sự như cứu trợ thảm hoạ, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ bờ biển, đề xuất đảm bảo an toàn trên Biển Đông, các nước ASEAN cần tăng cường "các nỗ lực cứu trợ."
Cũng đáng nhắc đến rằng Nhật Bản và Hoa Kỳ có âm mưu thực sự đối với Cam Ranh. Trong năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani đã gặp người đồng cấp Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh, tại đây hai bên đã hội đàm và cho phép tàu của lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có thể cập cảng Cam Ranh và sắp xếp cho việc máy bay P-3C của Nhật Bản gé thăm Cam Ranh, hai bên đã đạt được sự đồng thuận. Người Nhật Bản tuyên bố sẽ gia tăng "viện trợ" cho khối ASEAN, điều đó có thể là nhằm để mở đường cho các tàu chiến của Nhật Bản đến vịnh Cam Ranh.
Ông Chu Phong (Zhu Feng), từng là giáo sư nghiên cứu về quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, Giám đốc Trung tâm Đổi mới Hợp tác Nghiên cứu Biển Đông, Đại học Nam Kinh, trong một cuộc phỏng vấn cho biết rằng, tình hình Biển Đông hiện nay không tốt đẹp gì, hai bên (Trung, Nhật) bây giờ đã thực hiện các hàng động để kiểm soát và làm gia tăng sự khác biệt giữa hai nước, điều đó không tốt cho đôi bên.
Theo Đa Chiều
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment