Sau 60 năm, Hải quân Việt Nam đã có hệ thống phòng thủ bờ biển toàn diện nhất Đông Nam Á. Các hệ thống phòng thủ ven biển bao gồm nhiều trang thiết bị, vũ khí dưới nước và trên bờ đã được thay thế mới bằng hệ thống hiện đại hơn.
Ngày 2/3/2016, chuyên trang về quân sự - quốc phòng của mạng Sina (Trung Quốc) đã cho đăng tải bài viết phân tích về các hệ thống vũ khí - khí tài và năng lực của Hải quân Việt Nam. Tác giả bài viết đã nhận định, so với các nước láng giềng ở Đông Nam Á, Hải quân Việt Nam có năng lực phòng thủ gần như toàn diện và hoàn thiện nhất. Infonet xin lược dịch nội dung bài viết để giới thiệu với quý độc giả.
Nhân ngày lễ kỷ niệm lần thứ 60 của Hải quân Nhân dân Việt Nam, 07 tháng 5 năm 1955, 07 tháng 5 năm 2015, Hải quân Việt Nam đã thực hiện một cuộc duyệt binh của hải quân. Ngày 7 tháng 5 năm 1955, thành lập Cục Phòng thủ bờ biển, sau là Cục Hải quân 1959, và Quân chủng Hải quân năm 1963.
Sau 60 năm phát triển và trưởng thành, Hải quân Việt Nam đã hình thành hệ thống phòng thủ bờ biển tương đối toàn diện nhất Đông Nam Á, các hệ thống phòng thủ ven biển của Hải quân Việt Nam bao gồm nhiều các trang thiết bị vũ khí dưới nước và trên bờ, các hệ thống trang thiết bị vũ khí cũ đã được thay thế mới chủ yếu bằng các trang thiết bị vũ khí của Nga.
Lực lượng tấn công dưới mặt nước là các tàu ngầm diesel-điện lớp-Kilo. Ngày 03 Tháng 4 năm 2014, Việt Nam đã tổ chức lễ thượng cờ và chính thức biên chế hai tàu ngầm lớp Kilo mang tên Hà Nội (HQ-182) và tàu ngầm Hồ Chí Minh (HQ-183), buổi lễ được tổ chức tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa. Từ đây hai chiếc tàu ngầm hiện đại đầu tiên chính thức gia nhập và thực hiện các nhiệm vụ của Hải quân Việt Nam, đó là một nấc thang mới, một cột mốc quan trọng trên con đường phát triển của Hải quân Việt Nam và của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là hai tàu ngầm trong sáu tàu ngầm được xây dựng tại nhà máy đóng tàu của Hải quân Nga tại St Petersburg.
Việt Nam sẽ có sáu tàu ngầm lớp- Kilo và mua sắm thêm 50 tên lửa 3M-54 Klub-S là loại tên lửa diệt hạm trang bị cho tàu ngầm, cùng 80 ngư lôi diệt hạm và chống ngầm 53-65 (TEST-71), theo thống kê cho đến năm 2013. Việt Nam đã nhận và trang bị các trang thiết bị vũ khí nói trên từ năm 2010 đến 2015. Với việc được trang bị các tàu ngầm lớp-Kilo, năng lực phòng thủ và hiệu quả chiến đấu của Hải quân Việt Nam đã được tăng cường lên rất nhiều lần.
Ngoài 3 máy bay tuần tra C-212-400, Việt Nam còn có các máy bay tuần tra khác như BE-12 của Ba Lan, cùng các hệ thống radar bờ biển, các tàu giám sát hàng hải… từ đó tạo nên hệ thống trinh sát phòng thủ bờ biển ba chiều kết hợp với các hệ thống tên lửa bờ đối hạm, tàu khu trục tên lửa, máy bay mang tên lửa diệt hạm, hệ thống trinh sát cảnh báo chỉ thị mục tiêu.
Mặc dù các hệ thống trang thiết bị này chưa tinh vi, tầm hiệu quả còn thấp, phương thức tác chiến đơn giản, nhưng là các phương tiện chiến đấu gần hoàn thiện nhất trong các quốc gia láng giềng Đông Nam Á.
Với khoảng 24-36 máy bay chiến đấu đa năng Su-27/30, 50 máy bay Su -22, 150 máy bay MiG-21, với các hệ thống phòng không kết hợp các đơn vị chiến đấu khác, tuy nhiên Việt Nam chỉ có khoản vài chục máy bay chiến đấu hiện đại là Su-30MK2V.
Cùng với tàu hộ vệ Gepard 3.9, các tàu tên lửa Molniya cùng các tàu khu trục lớp Sigma có thể được trang bị trong tương lai, và sáu tàu ngầm lớp-Kilo sẽ tạo thành một lực lượng chiến đấu phòng thủ ven biển rất mạnh mẽ.
Quân đội Việt Nam còn được trang bị các phiên bản tên lửa đất-đối-đất như Scud, các hệ thống tên lửa phòng không S-300, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P, hệ thống tên lửa/pháo phản lực Extra, các loại tên lửa diệt hạm… cùng với các hệ thống tên lửa cũ của Liên Xô, rất khó để đánh giá và giải quyết được những khó khăn từ các loại tên lửa này của Việt Nam trong tương lai.
Comments[ 0 ]
Post a Comment