Theo báo Nikkei của Nhật Bản, Việt Nam đang tìm cách để tăng cường khả năng phòng thủ của mình, đặc biệt hơn là hiện nay Hoa Kỳ đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Máy bay P-3C của Nhật Bản
Phía Việt Nam đặc biệt quan tâm để việc tăng cường khả năng tuần tra trinh sát để phòng thủ trước Trung Quốc, như việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng phi pháp trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Một vấn đề đáng lưu ý là các trang thiết bị vũ khí của Hoa Kỳ như máy bay P-3C lại có giá thành quá đắt. Thay vào đó, Việt Nam dường như đang tìm cách mua các máy bay P-3C cũ và rẻ hơn từ Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF).
Nikkei lưu ý rằng, bấy lâu nay Việt Nam đã thể hiện mong muốn mua sắm các máy bay tuần tra trinh sát chống ngầm và nhiều nhà phân tích cho rằng, một khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Việt Nam sẽ nhanh chóng mua sắm từ Hoa Kỳ trang bị này. Tuy nhiên, Nhật Bản đang nổi lên như một nhà cung cấp tiềm năng cho quân đội Việt Nam. Theo nguồn tin từ một quan chức Nhật Bản cho biết, hải quân Việt Nam đã chính thức đề nghị phía Nhật Bản cung cấp các máy bay tuần tra trinh sát chống ngầm P-3C cũ đã loại biên của JMSDF.
Máy bay cũ P-3C của JMSDF là một phiên bản của máy bay tuần tra trinh sát chống ngầm P-3 Orion của Hoa Kỳ, đây là sản phẩm của mối hợp tác giữa Lockheed Martin của Hoa Kỳ và Kawasaki Heavy Industries của Nhật Bản, máy bay có khả năng tìm kiếm và phát hiện tàu ngầm ở diện rộng và rất hiệu quả. Hiện tại JMSDF đang sở hữu khoảng 80 máy bay này.
Việt Nam hiện nay rất đề phòng với mối hiểm họa từ dưới nước của Trung Quốc, Ước tính Bắc Kinh đang sở hữu ít nhất 70 tàu ngầm các loại, Trong khi đó một số quốc gia ở Đông Nam Á cũng đã mua sắm một số tàu ngầm, như Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga. Nhưng vẫn còn quá khiêm tốn trước mối đe dọa từ kẻ thù tiềm năng. Do đó họ cần một đội tuần tra trinh sát chống ngầm từ trên không để cải thiện khả năng chống ngầm của mình.
Trước đó báo Reuters đã cho biết rằng, Việt Nam đã đề nghị phía Lockheed Martin cung cấp các dữ liệu cần thiết cùng giá cả của 4-6 máy bay P-3 Orions cũ của hải quân Hoa Kỳ trong vài tháng tới. Tuy nhiên máy bay P-3 Orions của Hoa Kỳ sẽ có mức giá thấp nhất là 80 triệu USD/ máy bay, điều đó sẽ khiến Việt Nam phải xem xét lại khả năng mua sắm trang bị này từ Hoa Kỳ.
Theo Nikkei, tiền không phải là lý do duy nhất cho việt Việt Nam hướng đến Nhật Bản để mua các máy bay P-3C đã cũ. Thứ nhất, là JMSDF có nhiều máy bay P-3C sẵn có khi các máy bay P-1 đã thay thế các máy bay P-3C của JMSDF. Thứ hai, Việt Nam hy vọng sẽ được phía Nhật Bản đào tạo phi công và chuyển giao những kinh nghiệm, kỹ năng quý báu từ các phi công Nhật Bản. Việt Nam có thể sẽ có được những kỹ năng chiến thuật và kinh nghiệm quý báu từ phía Nhật Bản một cách dễ dàng hơn các đối tác khác, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ về chính trị và kinh tế giữa hai nước đang ở thời kỳ “thăng hoa”.
Không những vậy, phía Việt Nam còn hy vọng rằng họ có thể dễ dàng trau dồi các kỹ năng chiến thuật trên P-3C thông qua các cuộc tập trận chung với JMSDF. Cần lưu ý rằng máy bay P-3C của JMSDF đã gé thăm Đà Nẵng trong vài năm qua. Dự kiến trong năm 2016 này, hai bên sẽ tổ chức một cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn cũng nhau. Đối với JMSDF, cuộc diễn tập chung là cơ hội thể họ thể hiện các nhiệm vụ nhân đạo, trong khi đó với phía quân đội Việt Nam là giúp họ có làm quen trước với máy bay P-3C.
Sáng 29/5/2015, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã chủ trì buổi lễ giao nhiệm vụ cho đoàn cán bộ quân sự cấp cao đi học tập, bồi dưỡng tại Nhật Bản năm 2015.
Nikkei kết luận rằng, đối với Việt Nam, Trung Quốc vẫn là một láng giềng quan trọng nhất của mình, là đối tác thương mại lớn thứ hai, hai nước cùng chung ý thức hệ. Do đó phía Việt Nam hết sức tránh việc khiêu khích Trung Quốc bằng việc gia tăng sức mạnh quân sự một cách quá nhanh, hay vội vàng đứng về phía Hoa Kỳ. Do đó việc mua sắm các máy bay P-3C từ Nhật Bản có thể hóa giải được nhiều vấn đề cùng một thời điểm.
Comments[ 0 ]
Post a Comment