Thế giới mua vũ khí nhiều hơn Thị trường vũ khí toàn cầu đã tăng 10% trong 2015 với mức mua sắm 65 tỷ USD, trong khi năm 2014 chỉ 58.4 tỷ USD. Lý do cho sự tăng mạnh mua sắm vũ khí ở mức cao nhất trong 10 năm qua là do Saudi Arabia (Ả Rập Saudi) gia tăng đáng kể việc mua sắm các trang bị vũ khí. Số liệu này được Bloomberg trích dẫn từ tài liệu của tạp chí quốc phòng IHS Jane của Anh ( ngày 13 tháng 6).
Ảnh: Pravda
Việc gia tăng mạnh mua sắm vũ khí là do Saudi Arabia đang tham gia vào cuộc xung đột ở Yemen, từ thực tế sự việc này, cùng với việc gia tăng mua bán vũ khí trên toàn thế giới đã làm cho mức chi tiêu mua sắm quân sự tăng thêm 10% trong năm 2015, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosoboronexport, ông Igor Sevastyanov cho biết với TASS. Nhu cầu mua sắm trang bị vũ khí cũng tăng đáng kể ở khu vực Trung Đông và Đông Nam Á. Theo các số liệu thống kê, trong năm 2015, Ả Rập Saudi đứng ở vị đầu tiên trong bảng nhập khẩu các trang bị vũ khí của toàn thế giới, với mức gia tăng mua sắm đến 50%. Vị trí thứ hai trong danh sách các quốc gia nhập khẩu là Ấn Độ, thứ ba - Úc. Những quốc gia xuất khẩu trang bị vũ khí lớn nhất là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Đức, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), các quốc gia này chiếm 74% thị phần giao dịch vũ khí của tất cả các giao trang bị vũ khí trên toàn cầu. Trong giai đoạn 2011-2015, Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí cho 96 quốc gia, chiếm 33% trong tỷ lệ buôn bán vũ khí toàn cầu. Những khách hàng lớn nhất của các trang bị vũ khí Mỹ là Saudi Arabia và UAE. Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới. Trong giai đoạn 2011-2015, Moskva đã cung cấp các trang bị vũ khí cho 50 quốc gia, ba khách hàng lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc không chỉ tích cực mua sắm các loại trang bị vũ khí mà nay họ còn là một quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn, trong năm năm qua họ đã gia tăng việc xuất khẩu vũ khí lên 15%, trên cả Pháp, Đức và Anh, theo SIPRI, Trung Quốc đã chiếm vị trí thứ ba trong danh sách những quốc gia xuất khẩu lớn nhất. Tuy nhiên, theo số liệu của IHS Jane thì vào cuối năm 2015, vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng những nhà xuất khẩu vũ khí lớn là nước Đức. Tham gia "khoe" vũ khí ít hơn Tiết lộ của IHS Jane được đưa ra đúng vào lúc khai mạc triển lãm quốc tế các trang bị vũ khí Eurosatory 2016 diễn ra tại Pháp, tại triển làm này có hơn 1.500 các công ty tập đoàn vũ khí từ 57 quốc gia tham dự, Pháp là nước có số công ty tham gia và nhiều gian hàng nhất với 546 công ty, thứ hai là Mỹ với 135 công ty, thứ ba là Đức với 135 công ty. Đặc biệt, theo ban tổ chức, năm nay đã có sự gia của một số quốc gia châu Á và Mỹ Lating, như Nhật Bản với 11 công ty, Hàn Quốc 27, Trung Quốc 36 và Singapore với 2 công ty. Trong khi đó các đại diện từ Mỹ Lating như Brazil với 21 công ty và Colombia có 3. Tuy nhiên, ban tổ chức cũng cho biết, năm nay số lượng tham gia của các đại điện từ châu Âu và Bắc Mỹ ít hơn so với Eurosatory - 2014, như Nga năm nay chỉ có 12 đại diện (trước đó 26), Hoa Kỳ có 135 ( trước 141), Đức có 112 (trước 120) Anh 83 (trước 105). Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, tại triển lãm Eurosatory 2016 Nga vẫn có sự tham gia của 12 công ty quốc phòng.
Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport mang đến Eurosatory 2016 các trang bị vũ khí như, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, xe tăng T-90 và T-90MS, xe bọc thép BTR-82A, giàn phóng rocket Smerch, các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1, Buk-M2E và Tor-M2KM, cùng các loại trực thăng tấn công Ka-52 và Mi-28NE. Triển lãm vũ khí quốc tế Eurosatory 2016 diễn ra từ ngày 13 đến 17 tháng 6. Ban tổ chức cho biết, ngoài các sản phẩm quân sự thông thường tại triển lãm, điểm nhấn là các loại máy bay, an ninh mạng và bảo vệ không gian mạng.
Comments[ 0 ]
Post a Comment