Mấy ngày trước, quân đội Thái Lan đã ký hợp đồng với Tổng công ty Công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO), Trung Quốc hợp đồng mua xe tăng chủ lực VT-4 (MBT-3000), sau khi từ chối mua tiếp các xe tăng Oplot của Ukraine, cũng như tăng T-90 do Nga chào bán.
Xe tăng chủ lực VT-4: hàng nhái gốc Liên Xô tốt đến đâu
Việc nhà sản xuất Trung Quốc đã vượt qua được Nga và Ukraine là “một tiếng chuông nhỏ” đáng lo và tuyên bố tham vọng giành thị phần trên thị trường xe tăng thế giới.
Các nguồn tin Trung Quốc luôn quảng cáo lớn tiếng về loại xe tăng tối tân nhất VT-4 mà họ đang rất kỳ vọng vào triển vọng xuất khẩu.
Hãng tin uy tín của Anh Jane’s viết rằng, nguyên nhân để Thái Lan từ chối xe tăng Ukraine là do phía Ukraine chậm tiến độ bàn giao xe tăng cho Thái Lan. Trong 4 năm, Nhà máy mang tên Malyshev của Ukraine đã chỉ lắp ráp được vẻn vẹn 11 xe tăng.
Người Trung Quốc không gặp vấn đề với thời hạn lắp ráp xe tăng nên quân đội Thái Lan đã đặt mua một tiểu đoàn tăng VT-4 để đánh giá mọi mặt việc khai thác và bảo dưỡng các xe tăng này.
Tăng chủ lực Oplot-M của Ukraine
Giá cảGiá cả là yếu tố quan trong trọng mua sắm xe tăng. VT-4 có đơn giá khoảng 4 triệu USD. Với số tiền này, hoàn toàn có thể mua mấy chiếc tăng T-72B đã qua đại tu, còn tăng Oplot-M của Ukraine thì đắt hơn một chút (gần 4,9 triệu USD một chiếc). Ngoài giá khá tốt, người Trung Quốc còn sẵn sàng chia xẻ công nghệ, điều này được nêu trong hợp đồng. Một trong các cơ quan tiếp nhận chuyển giao công nghệ sẽ là Viện Công nghệ quốc phòng Thái Lan (Defence Technology Institute - DTi).
Công ty phát triển VT-4 còn khẳng định rằng, VT-4 được trang bị chính hệ thống điều khiển hỏa lực và động cơ lắp trên xe tăng Type 99A đang sản xuất loạt cho quân đội Trung Quốc.
Tăng chủ lực VT-4
Vũ khíVũ khí chính của VT-4 là pháo tăng nòng trơn 125 mm làm nhái trái phép pháo tăng Liên Xô 2А46. Pháo 2A46 được quân đội Liên Xô đưa vào trang bị vào năm 1970, tức là gần 46 năm trước.
Nhiều khả năng là NORINCO đã mua lén một xe tăng T-72М của Liên Xô từ một nước Cận Đông, rồi sao chép loại pháo này cùng với máy nạp đạn tự động và các loại đạn pháo tăng.Trong khi đó, hiện nay, các loại xe tăng T-90А, Т-90S và Т-72B3 của Nga được trang bị pháo 2А46М-5 được chế tạo năm 2005 và có tính năng cao hơn nhiều loại pháo cổ lỗ 2А46 về độ chính xác và độ tin cậy.
Trong giá đạn tự động bố trí 22 phát bắn, tổng cơ số đạn là 38 viên. Tốc độ bắn đến 8 phát/phút. Xe tăng còn có thể bắn tên lửa có điều khiển dẫn bằng laser, mang phần chiến đấu 2 lượng nổ, các loại đạn này cũng có trong trang bị của xe tăng Type 99А của quân đội Trung Quốc.Hệ thống điều khiển hỏa lực của VT-4 cũng không tránh khỏi các linh kiện nước ngoài. Phần lớn các thiết bị, khí tài họ mua từ nhà sản xuất SAGEM của Pháp.Không chỉ người Trung Quốc sử dụng dịch vụ của các công ty ngoại quốc mà các xe tăng-thiết giáp Nga cũng đang sử dụng khí tài ảnh nhiệt của công ty Pháp THALES.Khả năng bảo vệ
Giáp mặt trước tháp và thân xe VT-4 là giáp phức hợp nhiều lớp, hai bên sườn xe được che chắn cũng bằng các tấm giáp phức hợp. Trên các tấm chắn có các mấu để treo các khối giáp phản ứng nổ.
Mặt trước thân và tháp được bảo vệ tăng cường bằng giáp tích cực do Trung Quốc sản xuất. VT-4 cũng được trang bị hệ thống đối phó quang-điện tử tương tự hệ thống Shtora-1 của Nga mà người Trung Quốc cũng sao chép sau khi lấy được các mẫu từ Ukraine.Sức cơ độngTrước hết ta chú ý đến trọng lượng của VT-4 là 52 tấn, trong khi bộ phận vận hành của nó được sao chép từ các mẫu đời đầu của xe tăng Liên Xô T-72 mà trọng lượng chỉ hơn 40 tấn một chút. Bởi vậy, bộ phận vận hành của VT-4 có độ tin cậy kém.
Với động cơ xe tăng, người Trung Quốc cũng không ổn. Họ không có động cơ tăng diesel của mình, Ukraine từ chối bán cho NORINCO động cơ 6TD (để xuất khẩu cùng với VT-4). Còn người châu Âu thì không chịu bán cho Trung Quốc động cơ tăng diesel hiện đại.
Vị trí lái xe trên tăng VT-4 (hình ảnh từ CCTV)
Việc mua được động cơ lạc hậu MTU WD396 và sau đó là động cơ mạnh hơn MB871ka501 của Đức khó có thể coi là một thành tựu lớn.Xét đến việc nền tảng của VT-4 vẫn là Т-72, Trung Quốc đã buộc phải cải tạo lại khoang động cơ vì động cơ diesel cồng kềnh của Đức đơn giản là không thể đặt vừa.
VietNamDefence.com
Comments[ 0 ]
Post a Comment