Phía sau động thái Nga hoãn chuyển giao S-400 cho Trung Quốc
Saturday, June 4, 2016
Theo những thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc đã đạt được trong những năm trước đây, Nga sẽ bắt đầu giao hàng các hệ thống tên lửa phòng không S-400 vào cuối năm 2016, nhưng Nga một lần nữa lại hoãn thời điểm giao hàng cho Trung Quốc.
Trả lời cuộc phỏng vấn với phóng viên của Kommersant ngày 3/6, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga Rostec, ông Sergei Chemezov cho biết rằng, Nga sẽ chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc có thể cuối năm 2017 đầu năm 2018. Ông ông Sergei Chemezov giải thích về việc hoãn thời điểm giao hàng rằng, Nga hiện đang tập trung sản xuất để trang bị cho quân đội của mình trước, sau đó mới xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài.
Những thỏa thuận và Nga và Trung Quốc đã đạt được là sẽ chuyển giao S-400 vào cuối năm 2016, sau đó phía Nga đã hoãn lại và cho biết sẽ chuyển giao vào quý đầu tiên của năm 2017, và bây giờ Nga một lần nữa lại hoãn thời điểm chuyển giao, vậy lý do cho việc trì hoãn này là gì?
Đối với Trung Quốc, hiện tại Nga còn lại rất ít những thứ mà Trung Quốc cần, như S-400, Su-35. Đối với đơn hàng Su-35 cũng vậy, Nga đã đưa ra nhiều lý do để trì hoãn thời điểm chuyển giao cho Trung Quốc. Hôm nay tình trạng đó lại tái diễn đối với các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400. Theo thỏa thuận hai bên đã ký kết, Nga cam kết sẽ chuyển giao càng sớm càng tốt, nay đơn hàng đã bị hoãn lại đến 2018 với lý do Nga đang trang bị gấp cho các đơn vị trong nước. Tuy nhiên với tình hình hiện tại phía Trung Quốc cho rằng Nga không nằm trong tình huống khẩn cấp, do đó lý do trên không hợp lý.
Có bốn lý do có thể giải thích cho sự trì hoãn này của Nga:
Thứ nhất, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào để thay thế, do đó Nga không sợ bị phía Trung Quốc hủy hợp đồng, Trung Quốc buộc phải hy vọng ở Nga.
Thứ hai, Nga lo lắng về việc Trung Quốc sẽ sao chép và nhân bản S-400 và tạo nên một mối đe dọa cho Nga, và phải chọn thời điểm chuyển giao phủ hợp để đem lại những lợi ích tốt nhất cho Nga.
Thứ ba, hệ thống tên lửa phòng không S-400 có tầm bảo phủ rất lớn, việc chuyển giao cho Trung Quốc luôn là một chủ đề nhạy cảm, động thái này sẽ phải tính đến các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí Nga phải chịu áp lực ngoại giao từ phía Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam.
Thứ tư, Nga đang hứng chịu đòn trừng phạt từ các quốc gia phương Tây, tuy nhiên một số quốc gia trong đó đang muốn dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga, do đó việc chuyển giao S-400 cho Trung Quốc phá hủy những nỗ lực hàn gắn với phương Tây.
Việc Nga lo lắng bị Trung Quốc sao chép S-400 có thể dẫn đến việc Nga sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc phiên bản được "hạ cấp", như việc S-400 của Nga sẽ sử dụng đạn 40N6 tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 400km, nhưng phía Nga cho biết hệ thống S-400 đang trong quá trình thử nghiệm, nên sẽ chuyển giao cho Trung Quốc đạn 48N6 chỉ tiêu diệt được mục tiêu ở khoảng cách 250km, từ đó việc Trung Quốc sao chép được S-400 sẽ mất hết ý nghĩa. Do đó Trung Quốc cũng sẽ phải đòi hỏi ngược lại Nga là phải cung cấp đúng loại tên lửa 40N6, nếu không Trung Quốc sẽ phải hứng chịu tổn thất cực kỳ lớn.
Từ quan điểm của Nga có thể thấy rằng, mặc dù Trung Quốc chưa thể sánh ngang với Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc đang trỗi dậy một cách mạnh mẽ và cạnh tranh các lợi ích với Nga và có thể là mối nguy hiểm tiềm năng đối với Nga, do đó gần như tất cả các trang thiết bị vũ khí chiến lược mà Nga xuất sang Trung Quốc đều bị trì hoãn thời điểm giao hàng.
Như vậy nếu không xuất khẩu các vũ khí chiến lược sang Trung Quốc thì cũng không nên xuất khẩu cho Trung Quốc những vũ khí tiên tiến nhất. Có thể thấy rằng S-400 và Su-35 là những loại trang thiết bị vũ khí chiến lược, do đó khi xuất khẩu sang Trung Quốc thì phải chuyển giao các công nghệ có liên quan cho Trung Quốc, rất có thể chỉ trong một thời gian ngắn, sẽ ra đời những phiên bản "copy" vũ khí tiên tiến của Nga và chiếm lĩnh thị trường vũ khí của Nga. Không những vậy khi về tay Trung Quốc, những sản phẩm đó có thể sẽ được cải tiến kỹ thuật, từ đó sẽ lần lượt đặt ra những mối đe dọa cho nước Nga.
Có thể kết luận rằng, liên minh Nga-Trung không hề tồn tại, cả Trung Quốc và Nga đang canh chừng nhau, có rất nhiều ví dụ sinh động về điều đó trong quan hệ Nga-Trung.
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment