“Trong năm 2015, Nga đã bán được 14,5 tỷ USD các trang bị vũ khí, nhưng tổng số đơn đặt hàng cho những năm tới đạt khoảng 50 tỷ USD. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 8 đạt 8 tỷ USD”, ông Anatoly Punchuk - Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Liên bang Nga cho biết.
Cũng theo ông Punchuk, Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm đạt khoảng 8 tỷ. Về nguyên tắc, doanh thu hàng năm cũng tương tự, cứ vào đầu năm ít hơn, sau đó dần tăng tốc và đến cuối năm chúng ta đạt khối lượng theo kế hoạch.
Dù hứng chịu lệnh cấm vận, bao vây từ phương Tây nhưng doanh số vũ khí Nga vẫn tăng trưởng ổn định, mạnh mẽ.
“Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành kế hoạch mà Tổng thống Putin đã đặt ra. Chúng tôi có rất nhiều hợp đồng giao hàng dự kiến được thực hiện vào cuối năm nay”, ông Punchuk nói.
Kế hoạch được tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport (ROE) Nga thông qua trong năm 2016 là sẽ xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài số trang bị vũ khí với trị giá khoảng 13 tỷ USD, Tổng biên tập của tạp chí "Xuất khẩu vũ khí" Andrey Frolov cho biết.
Theo ông Andrey Frolov, kế hoạch này cũng được thực hiện cho nắm tới. Hơn một nửa số vũ khí xuất khẩu là máy bay chiến đấu và trực thăng, tiếp theo là các hệ thống phòng không, xe bọc thép và cuối cùng là sản phẩm cho hải quân.
Trong số các hợp đồng quan trọng nhất của năm nay, chuyên gia này nhấn mạnh vào việc cung cấp các máy bay chiến đấu Su-30 cho Algeria và Việt Nam, cùng lô hàng Su-35 cho Trung Quốc, Su-25 cho Iraq, Su-30SM cho Kazakhstan, máy bay huấn luyện Yak-130 cho Bangladesh, Belarus và MiG-29 cho Ai Cập.
“Năm nay, máy bay trực thăng bán hơi chậm lại một chút so với năm trước, nhưng số lượng vẫn không dưới vài chục chiếc, doanh thu từ trực thăng không dưới 1 tỷ USD”, chuyên gia Frolov cho biết.
Cũng trong năm nay, Nga sẽ chuyển giao các hệ thống phòng không S-300 cho Kazakhstan và Iran. Belarus dự kiến sẽ nhận chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không Buk. Vào khoảng 600 triệu USD tài chính của hợp đồng tàu ngầm của Việt Nam.
Đáng lưu ý, cũng theo các nguồn tin quân sự Nga thì ngành công nghiệp quốc phòng nước này sẽ kết thúc dự án tàu tên lửa Project 12418 Molniya trong năm nay. Vậy có khả năng là Việt Nam sẽ không đóng thêm chiếc tàu Molniya nào theo giấy phép của Nga nữa, và có thể là sẽ chọn một lớp tàu mới?
Trước đây, Tổng thống Putin cũng đã liệt kê những khách hàng vũ khí chính của Nga như Ấn Độ, Iraq, Ai Cập, Việt Nam, Trung Quốc và Algeria, và hy vọng đối với thị trường vũ khí ở châu Phi, châu Mỹ Latinh, Nam Á, Trung Đông. Trong năm ngoái, mặc dù có đến 58 quốc gia áp đạt các lệnh trừng phạt, nhưng số đối tác mà Nga chuyển giao trang bị vũ khí đã hơn 100 quốc gia.
Trong những năm gần đây, các quốc gia phương Tây gần như ngừng hợp tác quân sự-kỹ thuật với Nga, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Nga.
Comments[ 0 ]
Post a Comment