Tại sao Việt Nam ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ trong vấn đề bán đảo Triều Tiên?
Wednesday, September 21, 2016
Ngày 23 tháng 5 năm 2016, chính phủ Hoa Kỳ đã ra lời tuyên bố chính thức ca ngợi Việt Nam ủng hộ phán quyết trừng phạt Triều Tiên của Liên Hợp Quốc (LHQ). Những lời chỉ trích của Việt Nam đối với CHDCND Triều Tiên trùng với quyết định của Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí lâu dài đối với Việt Nam và quân đội Mỹ cũng cam kết tăng cường hỗ trợ khả năng an ninh hàng hải của ViệtNam.
Việc Chính phủ Việt Nam ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ đối với Triều Tiên đã làm một số nhà quan sát ngạc nhiên, trước kia người ta vẫn thấy Hà Nội là một đối tác chiến lược lâu dài của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, lập trưởng của Việt Nam thay đổi như vậy là do những căng thẳng song phương đã ấp ủ trong nhiều thập kỷ qua.
Việc Việt Nam phản đối hành động thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã khiến một số nhà bình luận cho rằng Hà Nội có thể là cầu nối trung gian hòa giải giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên. Việc Việt Nam có thể đóng vai trò hòa giải thành công sẽ có thể tăng cường tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, và kết quả là Hoa Kỳ sẽ mở rộng các khoản viện trợ quân sự cho Việt Nam.
Mặc dù Việt Nam và Triều Tiên đã duy trì mối quan hệ ngoại giao từ đầu những năm 1960, tuy nhiên mối quan hệ đối tác giữa Hà Nội và Bình Những thường xuyên căng lên bởi những bất đồng về các chính sách và tranh chấp kinh tế. Những căng thẳng bắt đầu lộ diện trong giai đoạn sau cuộc chiến tranh Việt Nam, đặc là trong năm 1968, khi chính quyền Việt Nam lúc đó quyết định thực hiện các cuộc đàm phán hòa bình với Hoa Kỳ.
Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) lúc đó đã kịch liệt phản đối lời đề nghị đàm phán hòa bình của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, bởi vì ông ấy cho rằng việc giữ cho Mỹ sa lầy ở Việt Nam sẽ càng tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của khối Cộng sản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Kim cũng lo ngại rằng các cuộc đàm phán hòa bình liên quan đến Washington sẽ như là sự công nhận về mặt ngoại giao đối với chính quyền VNCH, là một đồng minh thân cận của Hàn Quốc.
Triều Tiên cũng thất vọng về chính sách của Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á, trong khi Việt Nam không chấp nhận sự sắp xếp của Trung Quốc đối với Đông Dương theo hướng có lợi cho Trung Quốc và Việt Nam cũng loại trừ hoàn toàn một số yếu tố Liên Xô đối với các vấn đề của khu vực. Những căng thẳng gia tăng khi Triều Tiên phản đối Việt Nam đưa quân vào Campuchia đánh đuổi quân Pol Pốt từ tháng 12 năm 1978. Năm 1979 khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, Triều Tiên đã đưa ra những tuyên bố ủng hộ và chạy tội cho Trung Quốc.
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, quan hệ Việt Nam-Bắc Triều Tiên đã xấu lại càng xấu đi thêm. Việt Nam thành lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc năm 1992, việc Hà Nội tiếp cận ngoại giao với Seoul là để phát triển một mối quan hệ đối tác kinh tế chính thức, bỏ qua những ràng buộc về ý thức hệ.
Việc Triều Tiên không trả tiền đối với 20,000 tấn gạo của Việt Nam với trị giá 18 triệu USD năm 1996 đã khẳng định Triều Tiên không thể là đối tác kinh tế đáng tin cậy (một số nguồn tin tiết lộ rằng, sau đó Triều Tiên đã gửi cho Việt Nam một số tàu ngầm cỡ nhỏ để bù đắp). Từ đó, Việt Nam ngày càng thu nhỏ mối quan hệ kinh tế đối với Triều Tiên và mở rộng khả năng tiếp cận vốn từ Hàn Quốc.
Cùng với những lợi ích kinh tế trong hợp tác với Hàn Quốc, năm 2001, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã xin lỗi Việt Nam về việc triển khai 300.000 quân đến miền Nam Việt Nam hỗ trợ Mỹ và VNCH, sự việc đã thuyết phục Việt Nam về việc cần tăng cường lập trường của họ đối với các động thái “cứng rắn”hay “hiếu chiến” của Triều Tiên. Việt Nam nhấn mạnh vào lập trường ủng hộ một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân, sau vụ Triều Tiên thử hạt nhân năm 2006, phía Việt Nam cũng bày tỏ sự đoàn kết với Hàn Quốc khi hải quân Triều Tiên đánh chìm một tàu chiến Hàn Quốc tháng 3 năm 2010.
Mặc dù có các chuyến thăm cao cấp Triều Tiên sang Việt Nam vào tháng 6 năm 2016. Những Việt Nam vẫn quyết định cấm 12 công dân Triều Tiên vào Việt Nam trong tháng 7 năm 2016 theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Những động thái trên của Việt Nam chứng tỏ rằng mối quan hệ Hà Nội – Bình Nhưỡng chưa lắng xuống.
Nhưng chính Việt Nam có thể là một trung gian hòa giải để làm bán đảo Triều Tiên lắng xuống. Triều Tiên có thể học hỏi được ở Việt Nam rất nhiều, từ đường lối chính trị, ngoại giao và kinh tế, khi mà Việt Nam từ một nước kiệt quệ sau chiến tranh và vươn lên mạnh mẽ với mô hình của chính mình mà không chịu ảnh hưởng quá lớn của các đặc điểm kinh tế phương Tây hay Trung Quốc.
Cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên Pak Yong-Sik và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang trong tháng 11 năm 2015 đã thể hiện một ý nghĩa biểu tượng của mối quan hệ Triều Tiên với Việt Nam. Nếu Việt Nam “răn đe” bằng việc đình chỉ quan hệ ngoại giao với Triều Tiên về các vụ thử vũ khí hạt nhân, điều đó có thể khiến Triều Tiên tìm cách giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và thiết lập lại mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam sẽ có thể đóng một vai trò hòa giải giữa Washington và Bình Nhưỡng, vì họ có thể sử dụng đòn bẩy là các hành vi của Triều Tiên để tăng cường lập trường ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ. Nếu vậy, Việt Nam có thể xoa dịu những những thất vọng của chính quyền Obama đối với việc trì hoãn phê chuẩn hiệp định TPP. Bằng cách chứng minh mình có một vai trò lớn trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định không chỉ trên Biển Đông mà còn ở bán đảo Triều Tiên và là một đối tác an ninh đáng tin cậy, Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận gần hơn các trang bị vũ khí từ Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.
Theo Samuel Ramani, Diplomat
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment