Văn hoá là gì? văn hoá là tổng thể những hoạt động nhằm phát huy năng lực bản chất của con người, thể hiện khát vọng vươn tới tính chân, thiện, mĩ nhằm hoàn thiện chính con người chúng ta, hoàn thiện xã hội. Văn hoá có tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại. Văn hoá là sự phản ánh rõ nét nhất bản sắc của mỗi dân tộc
Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội?
Văn hoá là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao, sức lao động và giá trị sản xuất đã chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, rồi từ công nghiệp sang dịch vụ. Con người là nhân tố quyết định sự hưng, suy của một dân tộc, con người tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, quyết định sự phát triển của kinh tế - xã hội. Nhu cầu của con người phát triển từ thấp đến cao mà văn hóa chính là nhu cầu cao cấp nhất của con người. Sản xuất vật chất ngày nay vừa phải tạo ra sản phẩm kinh tế đồng thời phải tạo ra sản phẩm tinh thần của từng cá nhân con người và toàn xã hội. Điều đó có nghĩa là khoa học kỹ thuật là sản phẩm của con người, của văn hoá. Khoa học kỹ thuật là một nội dung của văn hoá. Cùng với trình độ khoa học kỹ thuật thì những yếu tố lương tâm,tinh thần trách nhiệm, ý thức giác ngộ xã hội của người lao động là những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả lao động … Nhận thức được điều đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định muốn đất nước giàu mạnh phải nâng cao dân trí và đều có chiến lược đầu tư cho giáo dục đào tạo.
Văn hoá là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội
Nghĩa là phát triển kinh tế phải hướng vào phát triển và hoàn thiện con người, hướng vào phát triển và hoàn thiện xã hội. Phải coi văn hoá là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì mới có thể khác phục được tình trạng mâu thuẫn giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Thực tế cho thấy không phải bao giờ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội cũng tỉ lệ thuận với nhau. Rất có thể xảy ra trường hợp kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng lên song văn hoá, đạo đức xuống cấp. Hiện nay, các khu Chung cư, nhà cao tầng mọc lên với tốc độ rất nhanh. Do đó nếu không tính toán kỹ thì chỉ chạy theo số lượng chứ các tiện ích phục vụ nhu cầu giải trí tinh thần cho con người không có hoặc rất hạn chế. Con người chúng ta không thể suốt ngày ngồi mãi trong 4 bức tường bê tông kiên cố, dù có đầy đủ tiện nghi cá nhân nhưng vẫn cần giao lưu với bên ngoài và xã hội được.
Giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi chúng ta phải khắc phục khoảng cách giữa văn hoá và văn minh kỹ thuật. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội. Gặp gỡ với nhiều người đi mua nhà ở để ổn định cuộc sống gia đình thì họ đều quan tâm đến các tiện ích đi kèm như Nhà trường, Bệnh viện, Công viên, Khu vui chơi giải trí... có nhiều người từng nói: Mua nhà là mua tiện ích đi kèm...
Một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người: văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong quản lý, văn hóa trong lối sống, văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình, ngoài xã hội, văn hóa trong giao thông, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế…
Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển kinh tế - xã hội
Văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Lúc này, nền văn hóa dân tộc sẽ đóng vai trò định hướng và điều tiết để hội nhập và phát triển bền vững, hội nhập để phát triển nhưng vẫn giữ vững được độc lập, tự chủ. Do đó, chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập, phát triển.
Nhìn nhận vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội là đặt văn hoá trong mối quan hệ biện chứng với phát triển kinh tế - xã hội và thừa nhận sự tác động qua lại giữa văn hoá và kinh tế. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá, văn hoá phải giữ vai trò là động lực, là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội nhằm khắc phục những mâu thuẫn vốn có của nền kinh tế thị trường. Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng ta xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa được xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững.
Comments[ 0 ]
Post a Comment