Hồi nhớ lại cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2-1979, Trung tướng Lê Nam Phong, lúc đó là phó tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn 1, trấn giữ biên giới phía Bắc, kể: “Vừa giải phóng xong Phnom Penh, tôi nhận lệnh do chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Chu Huy Mân ký điều động về Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 để nhận nhiệm vụ mới. “Quân lệnh như sơn”, tôi bay từ Campuchia ra Hà Nội và có mặt ngay tại sở chỉ huy của quân đoàn tại Đồng Mỏ, Lạng Sơn ngay sau đó bắt tay vào các đợt phản công”.
Tổng Bí thư Lê Duẩn (đứng giữa đội mũ xe tăng) đi thăm đơn vị bộ binh cơ giới năm 1979. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Giữ kín quân đoàn chủ lựcTướng Lê Nam Phong kể tiếp lúc đó chưa kịp thay quần áo, chân ướt chân ráo có mặt tại sở chỉ huy để tham gia cuộc họp do Bộ Tổng tham mưu triệu tập các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng để phổ biến, quán triệt các nhiệm vụ cụ thể trong phòng ngự, phản công. Lúc đó Quân đoàn 1 được Bộ Quốc phòng quán triệt phải giữ bí mật triệt để, vì đây là lực lượng “át chủ bài”, chỉ cho tung ra các sư 312, 390 và lữ đoàn pháo.Riêng sư 308 phải giữ kín, không được tung ra để đề phòng Trung Quốc (TQ) cho quân nhảy dù ở Bắc Giang, Bắc Ninh tập kích phía sau để chiếm Hà Nội. “Kinh qua nhiều cuộc chiến trực diện nên công việc đầu tiên của tôi lúc đó là đi thị sát nắm tình hình, thực binh của đối phương để triển khai ngăn chặn và đẩy lùi các đợt phản công quy mô lớn”.Tướng Phong cho biết lúc đó TQ huy động 19 sư đoàn, hàng ngàn xe tăng, xe cơ giới tràn ngập biên giới phía Bắc. Trong khi đó lực lượng các quân binh chủng của ta lúc đầu còn khá mỏng, xét về tương quan lực lượng rất chênh lệch khi đối đầu.Để phá thế dàn hàng ngang và cơ động để nghi binh của đối phương, tôi được mật lệnh đánh thọc sâu 40 km vào đội hình của địch để nắm thực binh, quả đúng như dự đoán chiến thuật đối phương vận dụng “dàn hàng ngang và cơ động”. Sau trận thọc sâu đó, cấp trên ra lệnh yêu cầu rút lui và tổ chức “phòng thủ là chủ yếu”. Sau đó khi thời cơ thuận lợi ta mới tổ chức phản công trên nhiều mặt trận.
Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 1, bùi ngùi kể lại cuộc chiến tranh biên giới tháng 2-1979. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Phản công, đánh bật quân xâm lượcTrung tướng Lê Nam Phong nhớ lại để kịp thời triển khai phản công đẩy lùi 19 sư đoàn đang phong tỏa sáu tỉnh (Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ninh, Sơn La) biên giới, Bộ Quốc phòng đã gấp rút điều động các quân đoàn 1, 2, 3 và 4 cùng các quân binh chủng lúc đó đang trấn giữ ở biên giới phía Nam và Campuchia gấp rút cơ động ra biên giới phía Bắc.Cuộc hành quân cơ động hùng hậu này sử dụng rất nhiều phương tiện, huy động rất nhiều thuốc men, đạn dược, hậu cần vô cùng phức tạp, trong khi đất nước vừa ra khỏi chiến tranh kinh tế kiệt quệ. Cộng thêm biên giới trải dài, rộng, lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ còn mỏng, lực lượng tinh nhuệ, quân chủ lực đang nằm phân tán nên thế trận lúc đó khá cam go.Ngược lại, bên kia biên giới TQ đã bày sẵn thế trận, đã diễn tập thực binh, bố trí các tuyến phòng thủ, xây dựng các tuyến đường biên cho xe cơ giới cơ động quân, kéo pháo vào rất dễ dàng, nắm thế chủ động trên chiến trường.Bằng sự quả cảm và quyết tâm bảo vệ từng tấc đất cha ông tới cùng, quân và dân ta đã phản công, đẩy bật được quân TQ ra khỏi các điểm chiếm đóng.Riêng trận Bến Sỏi ta đã tiêu diệt và bắt sống hơn 4.000 tên xâm lược. Những người lính TQ bị bắt khi đó đã thốt lên rằng “sợ nhất là chiến tranh nhân dân, thứ hai là đặc công và đối đầu với bộ đội chủ lực Việt Nam” - tướng Lê Nam Phong kể lại và cho hay: “Nhiều tù binh khi bị bắt họ thật thà bảo trước khi đi họ không biết sẽ đánh Việt Nam”.
Đó là “một hành động xâm lược”!
Việc bất ngờ sử dụng lực lượng quân sự rất lớn với hơn 600.000 quân tiến công vào lãnh thổ Việt Nam trên toàn bộ tuyến biên giới Trung-Việt sáng 17-2-1979 không thể gọi bằng thuật ngữ nào khác là một hành động xâm lược.
Lãnh đạo TQ thời kỳ đó tuyên bố với thế giới về việc sử dụng vũ lực để “dạy cho Việt Nam một bài học” là một sự ngạo mạn, thể hiện cách hành xử tự cho ta đây là “bề trên”.
Hiện nay phía TQ vẫn tuyên truyền giải thích bản chất của cuộc chiến tranh năm 1979 là “cuộc phản kích tự vệ của TQ”... tìm cách “đổi đen, thay trắng” xuyên tạc bản chất của cuộc chiến tranh tội ác này. Đó là điều không thể chấp nhận được.
TS-PGS-Thiếu tướng NGUYỄN XUÂN THÀNH,
Học viện Quốc phòng
Theo PHONG ĐIỀN/Pháp luật TPHCM
Comments[ 0 ]
Post a Comment