Duterte muốn cùng Trung Quốc và Nga thống trị thế giới
Saturday, October 22, 2016
Chuyến thăm của Tổng thống Duterte đến Bắc Kinh dự trù 2 ngày đã nâng lên thành 4 ngày, từ 18-21/10. Đây cũng là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Trung Quốc của một nhà lãnh đạo Philippines kể từ năm 2011. Trung Quốc đã trải thảm đỏ đón tiếp Tổng thống Philippines.
Tại cuộc gặp ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc nói: “Trung Quốc và Philippines là láng giềng qua biển và là hai dân tộc anh em chung dòng máu”. Tổng thống Philippines đáp lại: “Mặc dù chúng tôi đến Bắc Kinh vào mùa đông, nhưng mùa xuân đang bắt đầu trong quan hệ giữa hai nước chúng ta”.
Ông Duterte tái xác nhận chính sách “thoát Mỹ”, “thân Trung” với những lời lẽ mạnh mẽ. Ông ta nói: “Đã đến lúc nói lời tạm biệt với Mỹ”. Điều Tổng thống Philippines cần là tiền. Ông nói với kiều bào Philippines đang làm ăn tại Trung Quốc: “Nếu Trung Quốc hỏi tôi, bạn có cần viện trợ không? Tất nhiên là cần, vì chúng ta rất nghèo”.
Khi đến sân bay Bắc Kinh, R. Duterte khẳng định tranh chấp Biển Đông “không nằm trong chương trình nghị sự” của chuyến thăm Bắc Kinh. Duterte nói ông ta hy vọng sẽ đạt được “nhiều điều hạnh phúc cho đất nước chúng tôi”. Ông gọi phán quyết Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7 chỉ là “một tờ giấy có 4 góc”. Trung Quốc liền tuyên bố cấp cho Philippines 3 tỷ USD tín dụng ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những cam kết quan trọng trong quá trình tranh cử tổng thống của ông Duterte, với kế hoạch xây dựng 4 tuyến đường sắt, một số bệnh viện, trường học… thông qua tranh thủ đầu tư của Trung Quốc. Ngoài ra, Philippines cũng có nhu cầu vô cùng lớn đối với các thiết bị điện lực, giá điện tại Philippines rất đắt, gấp mấy lần Trung Quốc, điều này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp.
Để tranh thủ nước chủ nhà, R. Duterte nói: “Trung Quốc là một nước tốt”. Ông ta tỏ ra tán thành các đòi hỏi của Trung Quốc theo “quyền lịch sử”. Nhận mình là người Trung Quốc qua mối liên hệ của ông ngoại và nói: “Quan hệ Philippines và Trung Quốc mật thiết, rất nhiều người Philippines (hơn 2 triệu người) là Hoa Kiều, bản thân tôi cũng có thiện cảm với người Hoa khi ông ngoại tôi là người Hoa, những nhân tố này đều thúc đẩy đối thoại giữa hai bên”.
Chủ tịch Trung Quốc đã cùng Tổng thống Philippines chứng kiến lễ ký kết 13 hiệp định, nâng tổng số vốn viện trợ và cho vay ưu đãi lên hơn 13,5 tỷ USD, trong đó Hiệp định Hợp tác ngư nghiệp (cân nhắc cho phép ngư dân Philippines được quyền đánh bắt cá tại bãi Hoàng Nham / Scarborough), Hiệp định phòng chống tội phạm ma túy…
Ngoại trưởng Vương Nghị ra đón tại sân bay. Và dường như hướng tới Mỹ, ông này nói: “Không có cá nhân nào hay lực lượng nào” có thể cản trở việc xây dựng trở lại tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Philippines…
Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), người đã cùng Phó Oánh sang Hong Kong gặp Cựu Tổng thống Fidel Ramos, đặc phái viên Tổng thống Duterte, cho biết: “Nhiệm vụ chính của Duterte tại Bắc Kinh là phục hồi quan hệ song phương và bảo đảm sự hợp tác, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, điều rất thiết yếu đối với ông ta”.
Ông Duterte còn bày tỏ, có kế hoạch thăm Nga: “Tôi sẽ gia nhập vào đội ngũ hình thái ý thức hệ với các bạn, tôi có khả năng sẽ đến thăm Nga và cùng trao đổi với Tổng thống Putin. Ba nước chúng ta - Trung Quốc - Philippines - Nga - sẽ ‘chế ngự’ thế giới”.
Trên truyền hình: "Chúng ta là anh em chung dòng máu"; "Mùa xuân đã về". Khán giả Trung Quốc: Bản nhạc Biển Đông là thế nào ấy nhỉ?
Biển Đông trong trò chơi Trung-PhiCác phát biểu tiền hậu bất nhất của ông Duterte trong những ngày trước chuyến thăm Bắc Kinh cho thấy trong nội bộ Philippines có thể diễn ra bất đồng về mục tiêu chuyến thăm và mức độ thỏa hiệp với Trung Quốc.Nhưng có thể vào phút cuối, dưới sự lôi kéo của Trung Quốc, ông Duterte đã quyết định chọn giải pháp thỏa hiệp về Biển Đông để đối lấy các lợi ích kinh tế và giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc theo cách thức có lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông.Một nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc nhận xét, Trung Quốc muốn phán quyết của Tòa trọng tài thường trực The Hague “bị lãng quên càng nhanh càng tốt”.Trong ngày 19/10/2016, khi trả lời đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), ông Duterte nói: “Vấn đề Biển Đông không phải là một trong những chủ đề được bàn luận trong chương trình nghị sự, có khả năng chúng tôi sẽ đề cập đến, nhưng Trung Quốc và Philippines sẽ ‘hạ cánh mềm’ chứ không phải ‘hạ cánh cứng’”.Thông tấn xã Trung ương Đài Loan nhận xét: “bất ngờ lớn nhất của ngoại giao Trung Quốc trong năm 2016, đó chính là ông Duterte - món quà từ trên trời rơi xuống”. Trong khi Trung Quốc bị bủa vây bởi vô số áp lực, thì việc ông Duterte thăm Bắc Kinh giống như một tình tiết chỉ trong phim mới có vậy, vì vậy trong con mắt của Bắc Kinh, ông Duterte còn đáng yêu hơn nhiều so với Lâm Muội Muội (một diễn viên nổi tiếng Trung Quốc, từng rất được nhiều nhân vật lãnh đạo Trung Quốc ưa thích).Trung Quốc sẽ không bỏ qua cơ hội “trời cho” để tạo ra cục diện Biển Đông có lợi cho mình, với việc đẩy Mỹ khỏi Biển Đông/Philippines, chia rẽ ASEAN và cô lập các bên liên quan trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, R. Duterte chưa hẳn đã là Philippines. Cục diện Biển Đông có bị ảnh hưởng trước mắt nhưng không dễ bị phá vỡ lâu dài. Phán quyết PCA là một cơ sở pháp lý quốc tế được xác lập./.
Người bình luận
Báo Tổ Quốc
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment