Ngay từ khi mới nhậm chức, Tổng thống Philippines ông Rodrigo Duterte đã đảo ngược chính sách trên Biển Đông của người tiền nhiệm, thay vì củng cố liên minh với Mỹ, ông lại làm rạn nứt và có xu hướng nghiêng về phía Trung Quốc.
Philippines dưới thời Duterte đang có khuynh hướng cân bằng quyền lực trong quan hệ với các nước lớn, nhưng nó lại phản ảnh nhiều mặt khác biệt. Như việc (Philippines) chưa có một chiến lược truyền thống (về cân bằng), điều này thể hiện rõ trong các ưu tiên của ông Duterte đối với các vấn đề an ninh bên ngoài.
Trong một cuộc họp gần đây, một người Philippines đã cho rằng, với việc Philippines có địa lý cận kề Trung Quốc, điều đó buộc Manila phải “thân mật” hơn với Bắc Kinh sau năm năm căng thẳng kéo dài trên Biển Đông. Và Việt Nam là một tấm gương, bài học cho không chỉ Philippines mà còn cả Australia (trong quan hệ với Trung Quốc).
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới chung trên bộ khoảng 1.200 km, hai bên đã phân định. Nhưng ngay cả khi biên giới trên bộ đã được phân định cũng còn tồn tại nhiều sắc thái khác nhau trong mối quan hệ song phương. Mặc dù Việt Nam đã dành được chiến thắng vang đội trong cuộc chiến biên giới 1979, nhưng Hà Nội (một điểm yếu chiến lược) vẫn phải sống giữa các tranh chấp lãnh thổ duy nhất còn tồn tại trên Biển Đông. Nếu muốn, Bắc Kinh có thể duy trì một lực lượng ở biên giới để gây áp lực với Hà Nội, nếu xảy ra khủng hoảng. Mặc dù không quân Trung Quốc không thể so sáng với năm 1979, nhưng các lực lượng hải quân và không quân tiên tiến nhất của Trung Quốc lại đang tập trung ở tỉnh Hải Nam, bờ biển phía Bắc Việt Nam có thể bị bao vây từ hai phía. Thu đô Hà Nội chỉ cách biên giới với Trung Quốc 173 km, khoảng cách tương tự từ Canberra đến Bowral, quá gần và sẽ bị tấn công ngay lập tức nếu khủng hoảng xảy ra.
Nếu biên giới tiếp giáp là yếu tố quyết định, thì Việt Nam buộc phải “phục tùng” Trung Quốc. Nhưng Việt Nam lại làm ngược lại, họ đã chứng minh khả năng chịu đựng trước các rủi ro chiến lược rất cao. Như trong cuộc khủng hoảng năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam đã lựa chọn cùng “chơi”(leo thang) với Trung Quốc trong khi họ chỉ có lực lượng thực thi pháp luật khiêm tốn trước một lực lượng tàu hùng hậu hộ tống trái phép giàn khoan Hải Dương 981, cuộc khủng hoảng kéo dài hai tháng và cuối cùng Trung Quốc phải chùn bước.
Trong một cuộc xung đột toàn diện, các lực lượng vũ trang Việt Nam có khá ít hy vọng trước quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang nâng cấp sức mạnh lực lượng hải quân và không quân trong nhiều năm qua, hai lực lượng này đã và đang rèn giũa sức mạnh để thực hiện những đòn tấn công “răn đe đáng tin cậy”. Trong báo cáo mới đây SIPRI cho biết, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu các trang thiết bị vũ khí lớn thứ 8 của thế giới. Các lực lượng bảo vệ bờ biển của họ cũng đang được nâng cấp và mở rộng.
Điều này minh chứng cho khả năng, tham vọng và ý chí của Việt Nam, mặc dù chi tiêu quốc phòng của họ chỉ tương đương với Malaysia và chỉ cao hơn một chút so với Philippines. Tuy nhiên, về năng lực và sức mạnh quân sự thì không thể so sánh với Việt Nam. Không quân Philippines mới đây mới được giới thiệu về các máy bay phản lực và vẫn còn một khoảng cách rất dài. Trong khi lực lượng hải quân Philippines mới đây được bỏ sung các tàu tuần tra đã cũ của Mỹ, những con tàu từ thời chiến tranh Việt Nam, nay được tân trang. Nhưng Duterte đang đảo ngược xu hướng hiện đại hóa quá dài hạn với các trang thiết bị vũ khí từ nước ngoài, nhưng lại nhấn mạnh vào chức năng nhiệm vụ chống khủng bố và nổi dậy cho lực lượng vũ trang.
Nhưng với Việt Nam, ngoài giá trị răn đe và buộc đối phương phải trả giá đắt đối với một cuộc phiêu lưu về quân sự, thì Hà Nội còn nhận rõ và vận dụng tốt sự tương tác phức tạp giữa ngoại giao và quân sự. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về tâm lý, họ có tất cả các khả năng để duy trì khả năng phòng thủ quốc gia ở mức độ sẵn sàng cao nhất. Các trang bị vũ khí hiện đại của quân đội Việt Nam hiện nay như các hệ thống radar của Israel, các vũ khí của Nga như các hệ thống tên lửa đất-đối-không S-300, máy bay chiến đấu Su-27, Su-30, tàu ngầm lớp Kilo trang bị tên lửa hành trình có khả năng tấn công tàu chiến và các mục tiêu trên mặt đất. Mặc dù nhỏ, nhưng quân đội Việt Nam vẫn đủ sức mạnh để thi triển chiến lược phong tỏa chống tiếp cận trước Trung Quốc, điều tương tự mà Trung Quốc đang làm với hải quân Mỹ.
Việt Nam tiếp tục đối sách cân bằng bằng cách duy trì mối quan hệ rộng trên trường quốc tế, tránh phụ thuộc vào một siêu cường duy nhất nào đó, và đảm bảo khả năng rằng luôn có sự lựa chọn thay thế trong mối quan hệ với nước lớn. Trong khi đó Việt Nam cũng đang theo đuổi sự đa dạng hóa các đối tác kinh tế, và có thể sẽ tham gia vào thảo thuận “chiến lược” như “đối tác kinh tế Thái Bình Dương” để tránh sự lệ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam cũng theo dõi chặt chẽ vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc và cân nhắc hành động tương tự nếu đối thủ đi quá xa.
Trong lịch sử đã chứng kiến đầy rẫy những động thái chiến lược của Việt Nam. Không chỉ đơn giản là việc họ đã chiến đấu và chiến thắng những đế quốc hùng mạnh và vượt trội về quân số và trang bị như chống Pháp, Mỹ và Trung Quốc, mà những mốc son đó là những bài học để hôm nay người Việt Nam có thể suy tính về những nguy cơ chiến lược và nắm lấy những thời cơ chiến lược. So với những hy sinh trong quá khứ thì những nguy cơ trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc có thể chấp nhận được. Bằng trực giác cũng có thể thấy rằng, nếu Việt Nam chọn cách tiếp cận đơn giản là luôn tránh leo thang, tránh xung đột với Trung Quốc thì họ đã cam chịu thất bại.
Bí quyết thực sự của Việt Nam là họ dùng một cách tiếp cận thống nhất với Trung Quốc, vừa hợp tác vừa đấu tranh, trong khi đối đầu, vẫn duy trì sự tham gia về chính trị. Đường dây nóng luôn được duy trì, mặc dù bên kia có thể trả lời, hoặc có thể không, nhưng điều đó cho thấy dù mối quan hệ có phức tạp, nhưng vẫn phải tôn trọng nhau để cùng sống, mặc dù còn những tranh chấp, và ngờ vực. Không có kẻ thù vĩnh viễn, nhưng láng giềng là vĩnh viễn.
Việt Nam và Philippines có nền văn hóa và truyền thống khác nhau, nhưng khi Manila tìm kiềm một đường lối chính sách đối ngoại “độc lập”, Philippines nên tìm đến Việt Nam, đối tác chiến lược trên Biển Đông để học những bài học thực tế và rõ ràng về tự chủ để bảo vệ lợi ích quốc gia và học cách tồn tại ở những nơi có nguy cơ chiến lược. Ngay cả nước Australia xa xôi bây giờ cũng đã cảm thấy được áp lực cạnh tranh chiến lược một cách trực tiếp hơn, và Việt Nam là một kho sách để Canberra có thể học trong mối quan hệ phổ rộng với Bắc Kinh.
Tác giả
Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế, Viện Nghiên cứu Chính sách quốc tế Lowy (LowyInstitute for International Policy) Australia
.
Comments[ 0 ]
Post a Comment