Trung Quốc nói gì về quan hệ quốc phòng Việt-Ấn?
Saturday, October 1, 2016
"Sức nóng" chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Modi ngày 2 tháng 9 vừa qua vẫn chưa hết lan tỏa, khi Sina vừa giới thiệu một bài viết của tác giả Mộ Hiểu Minh thuộc Học viện Chính trị Tây An, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Trong bài viết này, tác giả đã cho thấy sức nóng của mối quan hệ quốc phòng Việt Nam và Ấn Độ, tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra một số giới hạn.
Cụ thể, ngày 3/9 tại Hà Nội, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã công bố gói tín dụng quốc phòng 500 triệu USD cho phía Việt Nam. Cùng đó, Ấn Độ và Việt Nam đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, chia sẻ thông tin hàng hải giữa hai quốc gia. Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Modi, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ đưa quan hệ hai nước lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”. Trong những năm gần đây, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục nóng lên, trong đó bao hàm nhiều yếu tố “đặc biệt” và một số ý định khá tinh tế.
Là quốc gia trụ cột của các nước Đông Dương, Việt Nam luôn luôn đóng một vài trò đặc biệt đối với khu vực. Trong khi đó, hợp tác quốc phòng và an ninh sâu rộng hơn với Ấn Độ là những cân nhắc địa chiến lược để đáp ứng với vai trò như trên. Từ tháng 11 năm 2014, ông Modi đã nâng cấp “chính sách hướng Đông” thành “ chính sách hành động hướng Đông”, bởi các mục tiêu chiến lược của chính sách quốc phòng Ấn Độ đã bắt đầu có những thay đổi từ Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương đến các khu vực khác của châu lục này. Trong đó, ASEAN là cốt lõi của “chính sách hành động hướng Đông”, và trong đó Việt Nam là trụ cột chính. Sau khi Modi nhậm chức, hàng loạt các quan chức cấp cao Ấn Độ đã thực hiện nhiều chuyến thăm Việt Nam như Tổng thống Ấn Độ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, người đứng đầu Quốc hội, các cố vấn an ninh quốc gia và nhiều quan chức khác, đây là một tiền lệ chưa từng có và đã gây được sự chú ý.
Sau nhiều năm cải cách và mở cửa, Việt Nam dần dần đã biến thành một quốc gia ưu tiên, một quốc gia láng giềng ưu tiên, và mối quan hệ hữu nghị truyền thống ưu tiên của Ấn Độ. Nhiều nỗ lực ngoại giao để biến Việt Nam thành quốc gia bạn bè truyền thống đặc biệt, không chỉ là gây dựng ảnh hưởng và quyền lực ở Nam Á, mà còn là yếu tố quan trọng giúp cân bằng quyền lực trong thế giới đa cực hôm nay, Việt Nam bỗng trở thành một quốc gia cực kỳ “có giá trị”.
Trong những năm gần đây, hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Trong các điều kiện của cơ chế hợp tác quốc phòng và an ninh đã đạt được, Ấn Độ và Việt Nam đã thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác quốc phòng và an ninh, Ấn Độ đóng góp với các tham vấn chính trị nhiều hơn. Trong Tuyên bố chung Khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam Ấn Độ 2003, hai bên đã đồng thuận để tổ chức các cuộc họp cấp cao thường xuyên, nhằm để mở rộng hợp tác an ninh và quốc phòng. Trong tháng 7 năm 2007, hai bên đã ký một giao thức hợp tác quốc phòng an ninh mới để thiết lập mối quan hệ “đối tác chiến lược mới”, từ gốc độ pháp lý có thể khẳng định các vấn đề ưu tiên liên quan đến việc Ấn Độ bán cho Việt Nam các hệ thống trang thiết bị vũ khí.
Trong tháng 11 năm 2009, hai nước đã ký kết “Bản gi nhớ về hợp tác quốc phòng” nhằm để đẩy nhanh sự phát triển của mối quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, từ đây hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN cũng được thúc đẩy dựa trên nền tảng này.
Thủ tướng Ấn Độ Modi gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang tháng 9
Nền tảng chung của mối quan hệ hợp tác về an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ là trang bị vũ khí Nga. Cả Ấn Độ và Việt Nam đều trang bị vũ khí Nga làm nòng cốt, trong khi đó, Ấn Độ thực hiện công tác tác nghiên cứu và phát triển, duy tu bảo dưỡng… tốt hơn nhiều so với Việt Nam, chính điều đó lại cung cấp cơ hội cho mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết nhiều thỏa thuận về việc cung cấp các trang bị vũ khí, thực hiện các khóa huấn luyện tác chiến rừng rậm với phía Việt Nam, hai nước cũng tiến hành thường xuyên việc trao đổi thông tin tình báo.
Hiện nay, việc Ấn Độ xuất khẩu các trang bị vũ khí sang Việt Nam, chia sẻ thông tin tình báo và an ninh hàng hải đã trở thành một điểm sáng mới trong hợp tác quốc phòng song phương. Trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 11 năm 2013 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ấn Độ đã đồng ý cung cấp khoảng tín dụng 100 triệu USD để mua các tàu tuần tra cao tốc từ Ấn Độ, tại đây hai bên cũng đã ký thỏa thuận về việc trao đổi các thông tin mật. Trong tháng 10 năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã gặp gỡ với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và đề nghị phía Ấn Độ giúp Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng. Trong tháng 5 năm 2015, Ấn Độ và Việt Nam đã ký kết Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam- Ấn Độ giai đoạn 2015-2020”; coi hợp tác quốc phòng đã trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực đào tạo cán bộ, hải quân, phòng không-không quân, thông tin liên lạc, công nghiệp quốc phòng và gìn giữ hòa bình…Ngoài ra, Ấn Độ còn xây dựng các trạm giám sát vệ tinh tại Việt Nam, hai nước cùng giám sát các vệ tinh và tìm kiếm sự hợp tác trong lĩnh vực tên lửa và cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua (2-3/9) của Thủ tướng Ấn Độ Modi, có thể bao gồm cả thỏa thuận cung cấp ngư lôi hạng nặng Black Shark, tên lửa hành trình siêu âm BrahMos cho Việt Nam.
Bằng cách làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác về quốc phòng và an ninh, Ấn Độ đã có sự hiện diện ở phía Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là sự hiện diện quân sự xung quanh Biển Đông, từ đây vấn đề tự do hàng hải trong tranh chấp Biển Đông và các vấn đề khác của vùng lãnh hải quốc tế, phía Việt Nam đã có thêm một số lợi nhuận. Ở cấp độ đa phương, cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản, Việt Nam đưa thêm yếu tố Ấn Độ vào để thúc đẩy cách tiếp cận vi lượng đồng căn, chiến lược phối hợp lợi ích các nước lớn lại với nhau. Đối với quan hệ hữu nghị truyền thống và với các lợi ích thiết thực, thì tương lai Ấn Độ và Việt Nam sẽ tăng cường và mở rộng toàn diện mối quan hệ đối tác chiến lược và nâng cao hơn nữa mối hợp tác quốc phòng và an ninh.
Tuy nhiên, so với các nước lớn khác trong khu vực, sức mạng tổng thể của Việt Nam và Ấn Độ lại tương đối hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu quốc phòng và công nghiệp quốc phòng khá yếu kém và phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các trang bị vũ khí, điều đó hạn chế sự phát triển của hợp tác an ninh và quốc phòng giữa hai nước.
Quân đội Nhân dân Việt Nam càng thêm sức mạnh với vũ khí Ấn Độ
Ngoài ra, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa hai nước lại tập trung nhiều hơn vào yếu tố chiến lược, các nội dung hợp tác cụ thể vẫn chưa sâu sắc. Chẳng hạn như các thị trường xuất khẩu vũ khí chính của Ấn Độ là Sri Lanka, Nepal, Ecuador, Maldives và một số quốc gia khác, trong khi Việt Nam nhập khẩu vũ khí chính từ các quốc gia như Nga, Israel, Ukraine, Cộng hòa Séc, Belarus, Hàn Quốc và một số quốc gia khác, điều này phản ánh những hạn chế của mối quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh giữa hai bên. Và với sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước về quốc phòng và an ninh với các cường quốc như Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh… cũng ảnh hưởng đến mức độ hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Tags:
VietNam-India
Comments[ 0 ]
Post a Comment