Hệ thống tên lửa phòng không tinh vi S-400 sẽ không chỉ được trang bị cho Quân đội Nga mà còn cho một quốc gia ngoại lệ, nó sẽ được xuất khẩu cho các đối tác chiến lược như Trung Quốc và Ấn Độ và cả Việt Nam.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga
Các phương tiện truyền thông Nga dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, "Đây là hệ thống mới nhất của chúng tôi, chúng được trang bị trong các đơn vị của lực lượng vũ trang, một số trường hợp ngoại lệ là sẽ cung cấp cho Trung Quốc và Ấn Độ." Ông cho biết thêm rằng, "trên thực tế, chúng ta đang xem xét một quyết như vậy với Ấn Độ, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng vì Nga sẽ xuất khẩu công nghệ tốt nhất cho các quốc gia mà chúng ta tin tưởng, để xây dựng các mối quan hệ chiến lược với họ."
Trong khi đó tại Goa của Ấn Độ, Tổng thống Nga Putin cho biết, "mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự không chỉ dừng lại ở việc bán các trang bị vũ khí hiện đại cho Ấn Độ, mà còn là sự tham gia vào việc phát triển chung các loại trang bị vũ khí. Thương vụ tên lửa S-400 Triumph có trị giá hàng tỷ đô la, hai bên sẽ hợp tác nâng cấp hệ thống tên lửa BrahMos, hợp tác về hàng không và không gian, chúng tôi cũng đồng ý hợp tác trong các hệ thống tên lửa tầm xa và phát triển chung máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 dựa trên T-50".
Trước khi Nga bán hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 cho Ấn Độ, thì Trung Quốc là quốc gia đầu tiên được Nga xuất khẩu S-400, đây là một chiến lược mới của Nga nhằm để đối phó với Hoa Kỳ. Nhưng Nga cũng cho biết rằng, Nga sẽ không chỉ cũng cấp 4 tổ hợp tên lửa S-400 cho Trung Quốc vào đầu năm 2017, mà Nga cũng đã sẵn sàng để bán hệ thống này cho Ấn Độ và một số nguồn tin còn cho biết là cả Việt Nam, điều đó làm cho hệ thống S-400 xuất cho Trung Quốc bị "trung hòa". Bất kỳ tảng bị vũ khí gì Nga bán cho Trung Quốc thì Nga cũng sẽ bán cho các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia có "vấn đề" với Trung Quốc, Trung Quốc sẽ chỉ có được những trang bị đó sau một khoảng thời gian đàm phán gian khổ và cộng thêm với cái gọi là "vũ khí tinh vi" với rất nhiều điều kiện về chính trị và kinh tế.
Những thứ mà Nga bán cho Trung Quốc như, máy bay chiến đấu Su-27, Su-30MK, hệ thống tên lửa phòng không S-300, tàu ngầm Kilo, máy bay trực thăng Mi-171 và nhiều trang bị vũ khí khác, Nga cũng sẽ bán những thứ đó cho Ấn Độ và Việt Nam, và thậm chí là bán cho họ những phiên bản có cấu hình cao cấp hơn. Hiện nay, sau nhiều năm đàm phán gian khổ, cuối cùng Nga cũng phê chuẩn việc bán máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 cho Trung Quốc, nhưng thời gian giao hàng bị kéo dài, Trung Quốc không có thời gian để "khoe với hàng xóm", thì Nga lại khởi động việc bán một cách dễ dàng một số lượng lớn các trang bị vũ khí này cho các quốc gia láng giềng đang có tranh chấp với Trung Quốc như Ấn Độ và Việt Nam. Hai quốc gia này có những trang bị vũ khí mới như con dao kề cổ Trung Quốc và đưa Trung Quốc vào thế bất lợi.
Vậy, động thái bán máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống phòng không S-400 cho Việt Nam và Ấn Độ tiềm ẩn phía sau là gì? Về lý thuyết thì Nga bán Su-35 cho Trung Quốc là để đối phó với các máy bay F-35 của các quốc gia khác, nhưng với máy bay J-20 được coi là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Trung Quốc, thì Ấn Độ và Việt Nam sẽ có thể được trang bị máy bay T-50 phiên bản xuất khẩu, rõ ràng lợi thế của Trung Quốc sẽ không còn. Nếu các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 được đặt ở biên giới Ấn Độ và Việt Nam thì lợi thế của các loại tên lửa Đông phong-16B, Đông phong-21C sẽ không thể phát huy được hiệu quả, trong khi đó máy bay chiến đấu tiên tiến của Trung Quốc cũng rất khói khăn để có thể chiếm ưu thế trên không đáng tin cậy tại các khu vực này.
Rõ ràng, Nga không muốn Trung Quốc thống trị khu vực, không muốn quốc gia hàng xóm lớn nhất và là đối thủ cạnh tranh tiềm năng có được những loại vũ khí tiên tiến và không muốn Trung Quốc "tác oai tác quái" thích làm gì thì làm. Đồng thời, Nga cũng không muốn gây nên những mối bất lợi đối với các quốc gia "đồng minh" như Ấn Độ và Việt Nam khi bán cho Trung Quốc các vũ khí tiên tiến, điều đó không đáp ứng các lợi ích chiến lược của Nga. Nhưng có thể mục đích của Nga cũng không phải là nhằm gây áp lực cho Trung Quốc và các quốc gia như Ấn Độ và Việt Nam khi bán những vũ khí này, mục đích của Nga là nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia.
Tác giả Trần Quang Văn, nhà bình luận quân sự cho Sina.
Comments[ 0 ]
Post a Comment