Tân Hoa Xã hôm 19/8 cho hay, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã chính thức công bố toàn văn "sách trắng quốc phòng" 2015 vào hôm 7/8 vừa qua.
Hãng thông tấn Trung Quốc đánh giá sách trắng của Nhật mang thái độ cứng rắn rõ rệt đối với Trung Quốc, tố cáo Bắc Kinh "độc đoán", "hoành hành", không tuân thủ luật pháp quốc tế và chỉ nhằm đạt được lợi ích quốc gia.
Giới phân tích Trung Quốc cho rằng, sách trắng quốc phòng mới của Nhật Bản đã thay đổi 180 độ so với thái độ có phần kín đáo liên quan đến tình hình biển Đông trong các báo cáo quốc phòng những năm trước.
Các động thái mạnh mẽ của Nhật Bản tại biển Đông đang cho thấy rõ chính sách ngoại giao của Tokyo đã có "điều chỉnh vô cùng to lớn, vô cùng mạnh dạn", Tân Hoa Xã nhận xét.
Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản và Philippines trong một cuộc diễn tập chung ở ngoài khơi Vịnh Manila, Philippines hồi tháng 5/2015. Ảnh: AP.Hàng loạt tín hiệu mạnh của Nhật ở biển ĐôngTheo dự định ban đầu, sách trắng 2015 của Nhật Bản sẽ được thông qua bởi Nội các vào ngày 8/7, nhưng đã bị trì hoãn bởi sự phản đối của các nghị sĩ trong đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền.Các nghị sĩ đảng này đã chỉ trích sách trắng "chưa trần thuật đầy đủ" về mối đe dọa từ Trung Quốc, ví dụ như việc Bắc Kinh thúc đẩy khai thác khí thiên nhiên ở biển Hoa Đông... và yêu cầu báo cáo quốc phòng được soạn thảo lại.Trong sách trắng "bản mới" công bố hôm 7/8, Bộ quốc phòng Nhật đã bổ sung hẳn một chương báo cáo về "động thái trên biển" của các nước.Phần này không chỉ chỉ trích nặng nề hoạt động khai thác dầu khí của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông, mà còn lần đầu cáo buộc các hành vi lấp biển, xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở biển Đông, có kèm hình minh họa.Sách trắng của Nhật khẳng định Trung Quốc "rõ ràng đang đơn phương thực hiện chủ trương của mình mà không có chút thái độ thỏa hiệp".Giới quan sát chính trị nhận định, Tokyo đang có bước đi rõ rệt để chuẩn bị cho cục diện "tác chiến trên 2 mặt trận" trước Bắc Kinh tại biển Đông và biển Hoa Đông.Theo đó, Nhật đã phát đi "tín hiệu biển Đông" rất rõ ràng, trong bối cảnh nước này nhận định cục diện biển Đông có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực và tình hình diễn biến phức tạp, khiến Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế cô lập.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) chào người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida tại Diễn đàn An ninh châu Á và các hội nghị ASEAN, tổ chức tại Malaysia hồi đầu tháng 8. Ảnh: Reuters.Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi đầu tháng 8, Nhật Bản đã tích cực tham dự thúc đẩy các bên tham gia thảo luận vấn đề biển Đông. Thứ trưởng ngoại giao nước này cũng chỉ trích đích danh Trung Quốc "khiến căng thẳng biển Đông leo thang".Trung Quốc đã tỏ ra hết sức cay cú khi sự lên tiếng của Nhật đã khiến một tuyên bố chung của hội nghị này bị trì hoãn bởi các bên chưa đạt được nhận thức chung về vấn đề biển Đông.Cuối cùng, tuyên bố chung của hội nghị được công bố tối 6/8 có đoạn "một số Ngoại trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước hành động xây đảo nhân tạo ở biển Đông", được xem như một sự "chỉ trích không đích danh" Trung Quốc.Không chỉ tỏ thái độ cứng rắn và làm Trung Quốc bẽ mặt ở nhiều diễn đàn quốc tế, quân đội Nhật sẽ cung cấp tàu tuần tra và các thiết bị giám sát cho Philippines cùng một số nước Đông Nam Á.Tokyo cũng sẵn sàng huy động Lực lượng phòng vệ tham gia tuần tra trên biển Đông cùng Mỹ và hiện diện tại căn cứ quân sự của Philppines, như một hành động thực tế để góp phần ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc và gìn giữ hòa bình trên biển Đông.Chỉ trong vài tháng gần đây, quân đội Nhật đã 2 lần tham gia các cuộc tập trận chung với Philippines.Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói trong chuyến công du Nhật hồi tháng 6 rằng nước này đang chuẩn bị cùng Nhật Bản khởi động đàm phán hiệp ước cho phép máy bay và tàu chiến của Nhật sử dụng căn cứ quân sự của họ để đổ dầu, tiếp tế.Nếu thỏa thuận thành công, đây sẽ là "một bước tiến dài" của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong việc mở rộng phạm vi hoạt động ở biển Đông, Tân Hoa Xã lo ngại đánh giá.
Trung Quốc "giãy nảy"
Bằng luận điệu quen thuộc từng chỉ trích Mỹ, Tân Hoa Xã tiếp tục phủ nhận vai trò gìn giữ hòa bình của Nhật Bản ở biển Đông bởi "hoạt động xây đảo (trái phép-PV) của Trung Quốc không liên quan đến an ninh của Nhật".
Bắc Kinh nhiều lần chỉ trích các động thái "bước ra ánh sáng" của Nhật, khi nước này ngày càng tỏ tác dụng một đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á và khiến Trung Quốc không thể phớt lờ.
Đặc biệt, với việc Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh mới của Nội các Thủ tướng Shinzo Abe, khả năng quân đội Nhật sắp được trao quyền chủ động tham chiến ở nước ngoài đang rõ ràng hơn bao giờ hết.
Và Trung Quốc là quốc gia đầu tiên cảm thấy mối đe dọa trực tiếp từ "đối thủ truyền kiếp" này.
Trang Defense News (Mỹ) hồi cuối tháng 7 đã đánh giá, Nhật Bản ngày càng tỏ rõ lập trường ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trước sự bành trướng hung hăng của Bắc Kinh ở biển Đông.
Jeff M.Smith - giám đốc chương trình an ninh châu Á, Hội đồng chính sách đối ngoại Mỹ - cho biết: "Điểm này rất quan trọng, cho thấy tính toán của Tokyo.
Thái độ hiện nay của Nhật Bản có thể thúc đẩy dư luận quốc tế có cái nhìn tích cực hơn đối với lập trường của họ một khi tranh chấp Trung-Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vùng phụ cận bùng phát."
"Tôi nhận định, điều Nhật Bản xem trọng hơn không phải là cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, mà là làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác chiến lược với Mỹ tại biển Đông cũng như các khu vực khác." - ông Smith nói thêm.
Trong khi đó, cùng nhận định như Jeff Smith, nhưng Tân Hoa Xã lại tức tối cho rằng Tokyo "muốn 'dựa hơi' Mỹ để 'mượn thuyền ra biển', tìm kiếm vị thế của một cường quốc quân sự" và kiềm chế Trung Quốc.
Defense News nhận xét sách trắng quốc phòng 2015 của Nhật Bản "là một bước tiến lớn".
GS CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ NHẬT BẢN CHRIS HUGHES
So với các hình thức bày tỏ "quan ngại" một cách thận trọng đối với các hoạt động của Trung Quốc trước đây, câu từ trong sách trắng quốc phòng 2015 của Nhật Bản đã hoàn toàn được đẩy lên một tầm cao mới, Chris Hughes cho biết.
Theo Tân Hoa Xã, một số nhà phân tích cũng cho rằng, việc Tokyo có động thái đối đầu Trung Quốc một cách trực tiếp hơn rất có thể là biểu hiện cho sự thay đổi nhận định và thái độ của nước này về cục diện châu Á.
Bắc Kinh đã lớn tiếng yêu cầu Tokyo "nhìn nhận rõ Trung Quốc là 'nạn nhân' ở biển Đông" và "không chủ trương dùng sức mạnh để tranh giành lãnh thổ cũng như quyền lợi trên biển".
Trung Quốc cũng tỏ ra ngoan cố khi tuyên bố sự xuất hiện của Mỹ, Nhật hay "các thế lực khác" trên biển Đông sẽ không tạo nên được "sóng gió" gì đối với nước này.
Hải Võ-Đại Lộ
Comments[ 0 ]
Post a Comment