Những quan ngại về Trung Quốc đã đẩy Việt Nam đến một chiến dịch mua sắm các trang thiết bị quốc phòng khổng lồ. Hà Nội đang tiến hành vô số các hợp đồng và thỏa thuận quốc phòng với nhiều nước trên thế giới, đây không chỉ là cơ hội cho các công ty các tập đoàn quốc phòng trên thế giới, mà đó còn như một phương tiện để Việt Nam hội nhập liên kết sâu hơn với quốc tế.
Đối mặt với sự trỗi dậy và ngày càng gia tăng các hành động quyết đoán của Trung Quốc, Việt Nam đang thực hiện một chương trình mua sắm các trang thiết bị vũ khí rất lớn, Hà Nội đang cố gắng tìm cách để ngăn chặn dã tâm thống trị khu vực của Bắc Kinh. Mức chi tiêu quốc phòng của Hà Nội đã tăng 128% kể từ năm 2005, và đạt 9,6% trong năm 2014 với con số 4,3 tỷ USD.
Mức tăng này có được là bởi có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình 6,15% kể từ năm 2000, và đạt 6,44% trong quý 2 năm 2015.
Mặc dù mức tăng chi tiêu quân sự của Việt Nam chẳng là gì so với Trung Quốc, nhưng Việt Nam đã và đang thực hiện một chiến lược mua sắm trang bị tập trung vào các trang thiết bị vũ khí giám sát hàng hải và phòng thủ. Những nỗ lực này được thiết lập để chống lại các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, với nhiều hành động ngang ngược của Trung Quốc đã gây ra trên vùng biển tranh chấp với Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng lớn khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam năm 2014 đã đưa mối quan hệ Trung-Việt xuống đến mức chưa từng có từ khi bình thường hóa năm 1991. Căng thẳng tiếp tục lây lan khi Bắc Kinh tiếp tục cải tạo trái phép các đảo bãi đá ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã dấy lên sự lên án mạnh mẽ từ Việt Nam và các quốc gia ASEAN khác.
Điều quan trọng cần phải lưu ý rằng ở đây Việt Nam không đơn giản chỉ đơn thuần là mua sắm các trang thiết bị vũ khí, mà đây con là những nỗ lực để Việt Nam đa dạng hóa các mối quan hệ quốc phòng của mình, nhằm khai thác mục tiêu địa chiến lược của họ. Tư thế này cho thấy một sự khởi đầu rõ ràng từ lâu trong chính sách ''Ba không" của Việt Nam (không liên minh quân sự, không cho quốc gia nào đặt căn cứ trên đất Việt Nam, và không phụ thuộc vào nước khác khi có xung đột với quốc gia khác). Cách tiếp cận mới này tạo ra những cơ hội mới cho các nhà thầu quốc phòng, và Việt Nam đại diện cho một thị trường mới nổi đầy hấp dẫn...
Các tập đoàn vũ khí Hoa Kỳ hy vọng sẽ tận dụng được tâm lý chống Trung Quốc của khu vực để xúc tiến thúc đẩy việc buôn bán vũ khí. Xu hướng này song song hoàn hảo với chính sách đối ngoại của Mỹ khi Washington cũng đang tìm cách tăng cường các mối quan hệ với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc.
Vào ngày 22 tháng 4 năm 2015, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp giữa các công ty tập đoàn vũ khí Mỹ và đối tác Việt Nam, tại đây có thể thấy rõ bộ mặt phấn khích của các công ty tập đoàn vũ khí Mỹ. Nhưng với nguồn ngân sách hạn hẹp các đại diện Mỹ đã nhận được sự từ chối lịch sự của các quan chức quân sự Việt Nam.
Sự nhiệt tình của các công ty tập đoàn vũ khí tư nhân Mỹ được nhân đôi khi Washington cung cấp sáu tàu tuần tra cho Việt Nam. Trong khi đó Thượng nghị sĩ (và là cựu binh) John McCain đã kêu gọi chính quyền Mỹ cần tăng cường việc bán trang bị vũ khí cho Việt Nam, động thái này làm nổi bật hoàn toàn bản chất thực dụng của toàn bộ sự việc.
Trong khi đó Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc mua sắm các trang bị phụ tùng thay thế cho các máy bay trực thăng UH-1, những chiếc máy bay Việt Nam đã thu được khi Mỹ rút khỏi Việt Nam từ năm 1973. Từ trong lịch sử, Trung Quốc luôn luôn là địch thủ của Việt Nam, với hơn mấy nghìn năm Trung Quốc xâm chiếm hàng chục láng giềng nhỏ. Do đó, phía Việt Nam quan tâm đến việc mua sắm các hệ thống giám sát hàng hải tinh vi của Mỹ để ngăn chặn các tàu của Trung Quốc.
Trong khi Mỹ đang muốn tăng cường thâm nhập thị trường vũ khí Việt Nam, với việc nới lỏng một phần lệnh cấm vũ khí vào tháng Mười năm 2014, (dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận năm 2016) thì Hoa Kỳ vẫn chỉ là một "tay chơi non" đối với Việt Nam. Việt Nam đã ký kết nhiều thỏa thuận với nhà cung cấp vũ khí lâu đời là Nga, đặc biệt là hợp đồng sáu tàu ngầm lớp Kilo...
Tương tự, Việt Nam cũng đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác quân sự-kỹ thuật với Belarus vào ngày 9 tháng 7. Thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện để hai bên chia sẻ công nghệ và khoa học quân sự, đào tạo cũng như phối hợp sản xuất các hệ thống trang bị vũ khí nhất định.
Belarus là một đối tác quen thuộc bởi cùng sử dụng các trang thiết bị vũ khí của Liên Xô/Nga, đó là lợi thế để Minsk thực hiện các nỗ lực nhằm thu hút các quốc gia Đông Nam Á. Thỏa thuận với Belarus diễn ra chỉ vài tháng sau khi Việt Nam ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu do Nga dẫn đầu (EEU).
Điều quan trọng hơn, Việt Nam cũng đã và đang ấp ủ việc xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu để có thể sánh hàng đẳng cấp thế giới, và trở thành quốc gia đóng tàu lớn thứ năm trong năm 2010. Chính phủ Viêt Nam đã thực hiện các biện pháp ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực này và tìm cách tận dụng ưu thế của lực lượng lao động nhằm mở rộng thị trường.
Và kết quả là Việt Nam đang trở thành điểm đến của các đơn hàng đóng tàu trên thế giới. Công ty đóng tàu Hồng Hà đã đóng thành công năm tàu lớp TT400 cho hải quân Việt Nam. Những con tàu này được thiết kế để tuần tra trên biển, ngăn chặn tàu nước ngoài và chống buôn lậu, cướp biển...
Chủ nghĩa thực dụng của Việt Nam một lần nữa được nhấn mạnh bởi các thỏa thuận với các quốc gia cựu thực dân như Pháp và Nhật Bản. Năm 2007, Hà Nội đã ký biên bản ghi nhớ về việc hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật với nước Pháp. Tiếp theo đó là sự khởi đầu trong năm 2010 là cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác quốc phòng Việt Nam-Pháp, nó cũng được tiến hàng hàng năm từ đó.
Không những vậy, trong năm ngoái Nhật Bản đã tuyên bố tặng sáu tàu hải quân cho Việt Nam, một động thái lại rất trùng hợp với việc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của Tokyo. Món quà tặng này làm tăng cường thêm tình cảm thân mật với Nhật Bản ở Việt Nam, điều đó cũng tương tự như việc Nhật Bản khuyến khích Hà Nội mua các sản phẩm quốc phòng của Nhật Bản như máy bay tuần tra Kawasaki P-1.
Chiến dịch mở rộng các thỏa thuận quân sự của Hà Nội càng thấy rõ hơn với các tuyên bố chung năm 2015 giữa Ấn Độ-Việt Nam, hai bên bày tỏ mong muốn tăng cường liên kết đào tạo và hợp tác công nghiệp quốc phòng. Tuần trước, Việt Nam cũng kết thúc các cuộc đàm phán với Israel để thành lập văn phòng tùy viên quốc phòng Israel tại Hà Nội, và hai chính phủ đã đồng ý về việc sẽ thực hiện cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp vào tháng mười một này.
Năm nay đã chứng kiến một cuộc họp giữa bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Hàn Quốc, đó là kết quả của cuộc họp cấp thứ trưởng trong năm 2012 và một bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng trong năm 2010.
Bằng việc áp dụng một cách tiếp cận thực dụng và tận dụng sức mạnh kinh tế đang phát triển của mình, Việt Nam đang tìm cách định vị lại mình như một tay chơi đầy sức mạnh trong khu vực để cân bằng và chống lại sự bá quyền Trung Quốc đối với khu vực. Việc liên kết không ngừng với quốc tế cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang sẵn sàng đáp ứng đối thủ Trung Quốc.
Comments[ 0 ]
Post a Comment