Hiện nay, các cường quốc trên thế giới đã đưa ra phương pháp trinh sát, phát hiện tàu ngầm hiệu quả bằng hệ thống giám sát âm thanh dưới đáy biển.
Tàu đo đạc âm hưởng lớp AOS mang số hiệu AOS-5201 JDS Hibiki của Nhật Bản
Ví dụ như Nhật Bản có các tàu đo đạc âm hưởng lớp AOS (gồm 2 chiếc AOS-5201 và AOS-5202), hay các tàu quan trắc biển lớp T-AGOS, có tính năng tương đồng của Mỹ. Thậm chí là bất cứ con tàu nào được trang bị hệ thống thông tin vệ tinh và cài đặt hệ thống xử lý cũng có thể đóng vai trò này.Việc sử dụng các hệ thống thiết bị dưới đáy biển để giám sát tàu ngầm có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó có thể bảo vệ những vùng biển và luồng đường quan trọng chống lại sự xâm nhập của tàu ngầm đối phương một cách thường xuyên liên tục, không ngừng nghỉ, không lộ liễu. Đây là điều mà các phương tiện săn ngầm trên mặt nước không làm được.Tuy nhiên, có thể khẳng định là hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển loại cố định và cơ động đều chỉ phát huy tính năng cao nhất trong điều kiện thời bình. Còn trong thời chiến, kẻ địch sẽ không để cho đối phương duy trì được hoạt động của các hệ thống này.Nhằm đúng vào cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống, các cường quốc tàu ngầm trên thế giới có thể dùng những phương pháp sau để khắc chế khả năng của nó.1. Hủy diệt các trạm gốc, trạm phát điện, phá hủy vệ tinhĐối với các hệ thống này, trạm gốc và trạm phát điện là yếu tố sống còn. Trạm gốc là bộ não của toàn hệ thống, còn trạm điện là cơ chế bảo đảm hoạt động của chúng. Chỉ cần hủy diệt 1 trong 2 cơ cấu này là hệ thống sẽ bị tê liệt.Đối với các hệ thống cố định, các trạm này đều được triển khai trên các căn cứ ven bờ và nó sẽ luôn nằm trong tầm ngắm của các loại tên lửa hành trình mặt đất của đối phương. Khi có chiến sự, các trạm này sẽ bị hủy diệt ngay từ những đợt tấn công đầu tiên.Khi đó, toàn bộ hệ thống thiết bị sonar cảm biến dưới đáy biển sẽ trở thành vô dụng.Đối với các hệ thống cơ động, sử dụng thiết bị lặn ngầm dưới đáy biển, trạm gốc cũng có thể đặt trên bờ (đối với vùng duyên hải) hoặc đặt trên các tàu kỹ thuật đặc chủng.Những con tàu này với đặc điểm thiết kế rất dễ phân biệt cũng sẽ là mục tiêu “truy sát” của các tên lửa chống hạm. Nếu tàu mẹ bị diệt, các tàu lặn không còn đường truyền số liệu, không còn được tiếp nạp ắc-quy cũng chỉ vài giờ sau là ngừng hoạt động.Bắn hạ hay cắt đứt đường truyền vệ tinh cũng là phương án được tính đến.Hiện nay, một vài cường quốc đã được trang bị khả năng bắn hạ các vệ tinh. Một khi chiến tranh nổ ra, các vệ tinh của đối thủ trên quỹ đạo sẽ là mục tiêu hạ thủ đầu tiên của đối thủ, nhằm cắt đứt hoàn toàn thông tin vệ tinh, định vị của địch chứ không riêng gì hệ thống này.Tuy nhiên, hiện mới chỉ có vài cường quốc như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ… là có tên lửa chống vệ tinh trên tầng khí quyển, hay tên lửa hành trình tấn công mặt đất đủ mạnh để thực hiện được phương pháp này.2. Làm tê liệt hoạt động của trạm gốc, trạm phát và cắt đường truyền thông tin vệ tinh trong một khoảng thời gian nhất địnhViệc phá hủy khả năng của các hệ thống cũng không cần thiết phải trực tiếp tấn công bằng tên lửa đối đất vào các hệ thống này, mà có thể sử dụng các loại bom, tên lửa phá hoại kiểu như vũ khí xung mạch điện từ. Phương án này có thể áp dụng khi chỉ cần làm tê liệt tạm thời các hệ thống này.Tất cả các trạm thu sóng vệ tinh hay tàu kỹ thuật, đặc biệt là trạm điện đều phải sử dụng năng lượng điện. Đây là điểm yếu chết người để đối phương khai thác.Nếu muốn làm gián đoạn hoạt động của hệ thống này, đối thủ có thể sử dụng bom, tên lửa xung mạch điện từ phá hủy các hệ thống cung cấp điện, làm tê liệt hệ thống chỉ huy thông tin, máy tính; khiến đối phương phải mất nhiều thời gian để khắc phục sự cố, nối lại hoạt động của hệ thống.Đây là phương án đơn giản nhất và rẻ tiền nhất bởi hiện đã có khá nhiều nước dù có trình độ khoa học công nghệ không cao, nhưng vẫn đủ khả năng chế tạo vũ khí xung mạch điện từ (EMP).Ngoài ra, để làm gián đoạn hoạt động của hệ thống, đối phương có thể gây nhiễu đường truyền vệ tinh khiến nó không thể hoạt động bình thường.Đối với những cường quốc công nghệ, khả năng xác định vệ tinh nào trên quỹ đạo phụ trách truyền sóng cho đầu mối ở khu vực nào và dải tần số làm việc của nó là điều rất đơn giản. Khi cần họ có thể tiến hành gây nhiễu để làm gián đoạn hoạt động của cả hệ thống.Tuy nhiên, phương án này cũng chỉ có những nước có trình độ khoa học kỹ thuật rất phát triển mới có thể làm được.
Bom xung mạch điện từ là phương án tối ưu trong thời chiến
3. Phá hủy hay đánh lạc hướng thiết bị giám sát âm thanh dưới đáy biểnNgoài phương pháp phá hủy hay làm gián đoạn hoạt động của các thiết bị “mẹ”, người ta có thể trực tiếp xử lý các thiết bị sonar cảm biển dưới đáy biển bằng cách phá hủy hoặc “đánh lừa” các thiết bị này hay cắt đứt hệ thống cáp kết nối tín hiệu dưới đáy biển.Trong điều kiện tác chiến, đối phương có thể sử dụng các vũ khí phóng dưới nước để phá hủy các thiết bị được rải dưới đáy biển ở. Tuy nhiên đây là phương án ít được lựa chọn bởi nếu đã phá thì phải hủy diệt toàn bộ hay trên một diện tích rất rộng.Bởi nếu chỉ phá hủy ở những khu vực nhất định thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc để lộ hành tung hoạt động của tàu ngầm.Có một phương pháp rất hiệu quả nhưng tương đối khó thực hiện là “đánh lừa” các thiết bị cảm biến âm thanh.Những thiết bị tuy thông minh nhưng cũng rất “ngu dốt” này sẽ thu nhận tất cả những tín hiệu âm thanh dưới đáy biển và chuyển về trung tâm xử lý. Tín hiệu báo động sẽ không phát ra nếu kết quả so sánh mẫu không cho ra kết quả là các tham số của tàu ngầm.Do đó, các cường quốc hiện đang nghiên cứu chế tạo các bộ thiết bị giả “âm thanh nền” của đại dương, trang bị trên các tàu ngầm.
Một phương án là sử dụng các bộ giả tần số âm thanh nền của đại dương trên tàu ngầm để đánh lừa các hệ thống này.
Khi tàu ngầm di chuyển, nó sẽ liên tục phát ra những tần số sóng âm của các dòng hải lưu, các rung chấn đại dương… lấn át những tần số của xung động chân vịt, động cơ tàu ngầm, khiến hệ thống giám sát tín hiệu âm thanh dưới nước không thể phát hiện được.Đây là phương án tối ưu, có thể sử dụng trong cả thời bình lẫn thời chiến, ở bất cứ vùng biển nào và thời điểm nào. Hơn nữa, nó có thể sử dụng cả trong nghi binh tác chiến, không làm cho kẻ địch nghi ngờ như những phương án cắt, phá khác.Tuy nhiên, đây là phương án mà chỉ những nước có trình độ khoa học công nghệ rất cao mới có thể làm được và thông tin về lĩnh vực này cũng rất ít ỏi bởi đây là vấn đề được bảo mật rất cao, xếp vào dạng bảo vệ bí mật an ninh quốc gia.Một biện pháp khả dĩ nữa là người ta có thể dùng phương pháp cắt đường cáp truyền thông tin, tại những trục chính, tiếp điểm quan trọng. Việc dò tìm và hàn gắn cáp truyền thông tin cũng sẽ khiến đối phương mất một khoảng thời gian nhất định.Phương án này cũng tương đối hiệu quả bởi các đường cáp truyền thông tin dưới đáy biển rất dễ bị đứt bởi cá mập cắn, sóng ngầm hay động đất dưới đáy biển. Tuy nhiên, để tránh đối phương nghi ngờ sẽ tiến hành cắt cả những đường truyền dân dụng lân cận (nếu có).
Comments[ 0 ]
Post a Comment