Giáo sư Thayer, những nỗ lực hiện đại hóa quân đội Việt Nam
Monday, August 31, 2015
Những nỗ lực nhằm hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rào cản như chính trị, lịch sử và ngân sách. Tuy nhiên, những tranh chấp đang leo thang với Trung Quốc đã buộc Việt Nam phải đặt ra kế hoạch dài hạn cho các nhu cầu về quốc phòng trong tương lai.
Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam vẫn được sự hỗ trợ rất lớn về quân sự từ Liên Xô/Nga, như tên lửa diệt tàu mặt nước, máy bay chiến đấu, xe tăng và gần đây là sáu tàu ngầm lớp Kilo của Nga.
Việt Nam có một quân đội lớn, nhưng hầu hết các trang thiết bị vũ khí đều từ những năm 1970 và 1980, đặc biệt là lực lượng quân đội, chuyên gia quân sự Richard Bitzingertại Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (Singapore) cho biết. Lực lượng vũ trang Việt Nam hiện nay buộc phải đầu tư đều đặn trong việc mua sắm từ một đến hai thập kỷ tới nếu muốn tái cơ cấu và trang bị đầy đủ, chuyên gia Richard cho biết.
Những trang thiết bị vũ khí từ Liên Xô đủ để giúp Việt Nam đánh tan chế chộ diệt chủng Pol Pot giúp giải phóng nhân dân Campuchia năm 1978, và đánh tan cuộc xâm lược từ người hàng xóm là Trung Quốc năm 1979. Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô và việc vũ khí Nga cũng có sự thay đổi về giá cả và có một số mặt chưa đáp úng được nhu cầu, trong khi Việt Nam phải đối mặt với một Trung Quốc với lực lượng quân đội được hiện đại hóa, đặc biệt là lực lượng hải quân đã được tăng cường đáng kể.
Hiện nay Trung Quốc đã và đang tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông bằng việc xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và các cơ sở căn cứ quân sự trên Biển Đông, điều này lại làm cho những lo ngại của Việt Nam càng có cơ sở, sau sự kiện năm 2014 phía Trung Quốc đã hạ đặt trái phép gián khoan Hải Dương 981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Sự phẫn uất càng được nhân lên khi các phương tiện truyền thông Việt Nam đăng tải đoạn video mà phía hải quân Trung Quốc gi lại cảnh họ thảm sát những người lính hải quân Việt Nam không tấc sắt bảo vệ lá cờ ở bãi Gạc Ma năm 1988, sau trận chiến phía Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma và nay Trung Quốc đã xây dựng trái phép thành căn cứ quân sự.
Các tập đoàn quân sự Hoa Kỳ đang muốn chen chân vào thị trường này, nhưng họ bị bạn chế bởi những cáo buộc từ phía Mỹ về cái gọi là "nhân quyền" và "độc đảng" ở Việt Nam. Nhóm người Mỹ gốc Việt lưu vong đã vận động Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục duy trì các lệnh cấm vũ khí sát thương cho đến khi có được cái gọi là "sự cải thiện". Tuy nhiên, lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam có thể được đảo ngược, ông Tony Beitinger, phó giám đốc phụ trách mảng khảo sát thị trường của công ty phân tích hàng hải AMI International (trụ sở tại Mỹ) cho biết.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đầu năm sau tại Việt Nam sẽ đặt ra những ưu tiên cho năm năm tiếp theo (2016-2020), Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về các vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á của Học việc Quốc phòng Úc cho biết với Defensenews.
Chính quyền Obama đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương (ITAR) đối với Việt Nam trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, trước tiên là những trang thiết bị vũ khí về an ninh hàng hải, những trang thiết bị có tính chất phòng thủ thích hợp với lực lượng CSB Việt Nam, chính phủ Mỹ đã tuyên bố sẽ cung cấp18 triệu USD cho Việt Nam trang bị tàu tuần tra.
Bộ trưởng Ashton Carter cũng đã tuyên bố Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ thiết lập “Sáng kiến An ninh biển Đông Nam Á” đồng thời cho biết Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn 425 triệu USD cho các nỗ lực xây dựng năng lực trên biển ở Đông Nam Á.
"Đây là những sáng kiến còn quá khiêm tốn. Việc tài trợ cho chương trình Đối tác Thái Bình Dương sẽ được thực hiện trong năm đợt: 50 triệu USD cho năm 2016; 75 triệu USD cho năm 2017; và 100 triệu USD cho năm tài chính 2018, 2019 và 2020. Quỹ này sẽ được dàn trải trong số năm quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam", Giáo sư Thayer.
Trong tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phùng Quang Thanh đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung Mỹ-Việt Nam về quan hệ quốc phòng. Tài liệu này bao gồm 12 lĩnh vực hợp tác quốc phòng, bao gồm cả việc mở rộng thương mại quốc phòng và hợp tác sản xuất các trang thiết bị vũ khí công nghệ mới... Giáo sư Thayer cho biết.
Cũng đã có những tài liệu cho biết phía Việt Nam đã vươn ra ngoài Nga để tìm kiếm mua sắm trang bị các máy bay tuần tra trinh sát hàng hải, và cả máy bay chiến đấu khi phía Việt Nam có các cuộc tiếp xúc với các tập đoàn vũ khí Mỹ như Lockheed Martin và Boeing.
Không có cơ sở nào để chắc chắn rằng Việt Nam muốn mua hoặc có thể mua các máy bay chiến đấu phản lực từ Hoa Kỳ. Nhưng có khả năng rằng công ty tập đoàn quốc phòng Mỹ có thể giúp Việt Nam với các máy bay tuần tra hàng hải, máy bay do thám không đi kèm vũ khí và tàu tuần tra cho hải quân, Giáo sư Thayer nói.
Lockheed Martin đã công khai thúc đẩy việc bán máy bay tuần tra hàng hải và Boeing có khả năng bán các trang thiết bị trong lĩnh vực tình báo, trinh sát giám sát trên không", nhằm có thể đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của quân đội Việt Nam, Thayer phát biểu.
Có một số lĩnh vực thích hợp và rất tiềm năng đối với nền công nghiệp quốc phòng Mỹ, như radar giám sát biển, các trang thiết bị thông tin và liên lạc vệ tinh, hậu cần hàng hải, các trang thiết bị điện tử và dịch vụ bảo dưỡng. Lĩnh vực còn gặp nhiều đối với thương mại quốc phòng Việt - Mỹ như các hệ thống phòng không cho tàu hải quân và công nghệ tác chiến chống tàu ngầm, Giáo sư Thayer cho biết.
Chuyên gia Beitinger cho biết, việc Việt Nam mua sắm trang bị các trang thiết bị vũ khí công nghệ cao từ phương Tây sẽ giúp hải quân Việt Nam có khả năng tương tác tuyệt vời với các lực lượng hải quân trong khu vực như với Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Philippines và Mỹ.
Giáo sư Thayer cho biết, Việt Nam mua 4 tàu hộ tống Sigma từ Hà Lan với việc hai chiếc được đóng ở trong nước giúp giảm bớt giá thành. Ngành công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ chưa làm được vậy bởi những vũ khí trang bị mà Việt Nam yêu cầu đang bị luật pháp Hoa Kỳ cấm đoán.
Nhu cầu ngày càng tăng đối với các thách thức an ninh hàng hải như cướp biển, buôn lậu... đòi hỏi sự hiện diện hàng hải càng ngày càng nhiều hơn và tốt hơn, chuyên gia Amy McDonald cho biết.
Ngoài Mỹ, Việt Nam đã ký kết một số lượng lớn các bản ghi nhớ (MoU) và các hiệp định hợp tác quốc phòng (DCA) với các quốc gia khác. Các thỏa thuận này cho thấy Việt Nam đang tìm kiếm sự hỗ trợ, các trang thiết bị, dịch vụ trong sáu lĩnh vực chính: lưu trữ, bảo trì và nâng cấp các trang thiết bị quân sự hiện có; hiện đại hóa các trang thiết bị vũ khí của quân đội, hải quân và không quân; hiện đại hóa của ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam; năng lực hậu cần hàng hải trên Biển Đông; giảm nhẹ tác động của thiên tai, đặc biệt là bão lụt, và tìm kiếm cứu nạn trên biển; và đào tạo trong công tác gìn giữ hòa bình trong tương lai tại Liên Hiệp Quốc, Thayer cho biết.
Các hợp đồng mua vũ khí của Việt Nam luôn luôn bao gồm các điều khoản về việc chuyển giao công nghệ cũng như đào tạo và các dịch vụ đi kèm.
Việt Nam cũng đã hỗ trợ một đề nghị của Malaysia nhằm thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa các thành viên ASEAN. Việt Nam và Indonesia đã thảo luận về việc sản xuất cánh máy bay tải, máy bay giám sát hàng hải và máy bay trực thăng đa chức năng. Việt Nam và Philippines đã thảo luận về hợp tác trong sản xuất một số loại trang thiết bị quân sự không xác định. Việt Nam cũng đã tiếp cận với Singapore để tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc bảo quản bom mìn và đạn dược.
Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam có khả năng đóng các tàu tuần tra nhỏ cho hải quân. Trong năm 2011, công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc quân đội đã hạ thủy thành công một loại tàu tuần tra cao tốc dài 54 m, 400 tấn (Dự án TT400TP), nó dựa trên một thiết kế của Nga. Việt Nam cũng đã đóng một thiết kế của Nga từ những năm 1990 đó là tàu tên lửa BPS 500, số hiệu HQ-381.
Theo Defensenews
Tags:
VietNam-US
Comments[ 0 ]
Post a Comment