Chuyên gia quốc tế, tại sao kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt trong năm 2015, 2016?
Wednesday, December 30, 2015
Đẩy mạnh xuất khẩu và mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao kỷ lục chính là một trong những lý do giúp Việt Nam nằm ngoài vùng suy thoái kinh tế.
Một cuộc suy thoái thương mại trên toàn cầu và cả việc nền kinh tế Trung Quốc phát triển tập tễnh đã kéo theo việc các nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á tăng trưởng chậm, ngoại trừ một quốc gia nằm ngoài vòng suy thoái đó.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong vòng năm năm qua, tăng 7,01 phần trăm so với mức tăng trưởng 6,9 phần trăm so với cùng kỳ năm 2014, số liệu thống kê của Chính phủ Việt Nam công bố ngày thứ Bảy (26 tháng 12) cho biết. Tốc độ tăng trưởng đã tăng từ 6,87 phần trăm trong quý thứ ba và dễ dàng vượt qua mục tiêu chính thức mà chính phủ đề ra là 6,2 phần trăm.
Mức tăng trưởng này đã đưa Việt Nam vào top dẫn đầu tăng trưởng GDP trong khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, vị trí thứ hai là Philippines, khi mà mức tăng trưởng của quốc gia này trong năm 2015 không thể qua mốc 6 phần trăm, trong khi đó các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore đã phải chịu số phận tốc độ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2015, nguyên do phần lớn là do những tai họa kinh tế ở Trung Quốc. Đặc biệt là Malaysia, tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia này đang ở mức thấp nhất trong hơn hai năm qua với 4,7 phần trăm trong quý III.
Một lĩnh vực mà Việt Nam đang tiến xa và làm tốt hơn so với các quốc gia khác trong khu vực là xuất khẩu.
Theo số liệu chính thức, kim ngạch xuất khẩu của nước này đã tăng 8,1 phần trăm trong 12 tháng qua, trong khi nhập khẩu tăng 12 phần trăm.
Khả năng phục hồi thương mại của Việt Nam đã đóng góp thành công vào những nỗ lực đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu hướng vào ngành sản xuất may mặc và điện tử. Đó là nhận định của ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương của tổ chức tư vấn tài chính IHS Global Insight tại Massachusetts (Mỹ).
Không chỉ đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, Việt Nam còn đa dạng hóa về thị trường xuất khẩu, đánh giá của ông Glenn Maguire, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ.
"Thương mại trì trệ và tăng trưởng chậm lại trong khu vực bắt nguồn từ việc Trung Quốc tái cân bằng nền kinh tế và sự phục hồi kinh tế của Mỹ cùng các nền kinh tế có thu nhập cao lan tỏa sang nhu cầu dịch vụ hơn là hàng hóa. Điều đó có nghĩa rằng những nhà xuất khẩu hàng hóa mà chưa đa dạng nguồn cầu đang phải hứng chịu các tác động tiêu cực và tăng trưởng cùng thương mại chậm lại trong khu vực chẳng hạn như Indonesia và Malaysia”.
Thứ nữa là quốc gia Đông Nam Á này với 89,7 triệu dân đã thu hút được mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kỷ lục, cùng với việc Việt Nam đang ngày càng được coi là một điểm đến đầu tư hấp dẫn, nhờ vào lợi thế địa lý, chi phí lao động và hoạt động thấp và việc Việt Nam tham gia vào một loạt các hiệp định thương mại khu vực. Sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà đầu tư quốc tế đã giúp Việt Nam giải ngân dòng vốn FDI cao kỷ lục đạt 14,5 tỷ USD trong năm 2015, tăng 17,4 phần trăm so với năm trước, chuyên gia Rajiv Biswas cho biết.
Các nhà kinh tế cũng chỉ ra rằng, do sự phục hồi tăng trưởng tín dụng, trong khi chính phủ Việt Nam đạt được những tiến bộ trong việc giải quyết nợ xấu là một trong những nguyên do thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Theo một tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào ngày 24 tháng 12, tăng trưởng tín dụng hàng năm dự kiến sẽ đạt 18 phần trăm trong năm 2015, vượt mức quy định là 17 phần trăm. Trong khi đó, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng giảm đến 2,72 phần trăm, cho đến ngày 30 tháng 11, giảm nhẹ so với mức 2,93 phần trăm vào thời điểm cuối tháng 9.
Việc phá giá đồng Việt Nam một cách hợp lý trong năm 2015 cũng là một trong những lý do giúp Việt Nam tăng trưởng tốt, đánh giá của ông Vishnu Varathan, nhà kinh tế cao cấp tại ngân hàng Mizuho ở Singapore. NHNN đã phá giá đồng Việt Nam đồng ba lần trong năm nay, lần mới nhất vào tháng Tám, làm giảm gần 6 phần trăm so với đồng đô la Mỹ.
"Thay vì giảm giá một cách đột ngột, họ giảm từ từ và đạt được những tiến hiệu tốt. Việc này giúp giảm bớt áp lực lên nền kinh tế," chuyên gia Varathan trả lời trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại...
Các nhà phân tích cho biết trên NewsAsia, họ kỳ vọng hơn về việc nền kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng từ 6,5 và 6,9 phần trăm trong năm 2016.
Tags:
Comments[ 0 ]
Post a Comment