Reuters ngày 17/12 có một bài viết cho rằng, “Việt Nam xây dựng sức mạnh quân sự để đối phó với Trung Quốc,” theo đó quân đội nhân dân Việt Nam đã tôi rèn và hiện đại hóa trong nhiều thập kỷ để chuẩn bị cho cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc, đây là sự chuẩn bị lớn nhất về trang thiết bị vũ khí kể từ thời chiến tranh.
Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhằm ngăn chặn người hàng xóm khổng lồ phương bắc với những căng thẳng ngày càng gia tăng trong tranh chấp Biển Đông, và nếu không thì quân đội Việt Nam cũng đủ khả năng để có thể tự vệ trên tất cả các mặt trận, một sĩ quan cao cấp của QĐND cho biết với Reuters.
Chiến lược quân sự của Việt Nam hiện nay đã vượt quá cả những kế hoạch dự phòng. Các đơn vị chủ chốt đã được đặt trong tình trạng "sẵn sàng chiến đấu cao độ" - một tư thế cảnh giác để chống lại các cuộc tấn công bất ngờ - bao gồm cả những sư đoàn tinh nhuệ ưu tú nhất của QĐNDVN, như Sư 308 (Đại đoàn Quân Tiên phong trực thuộc Quân đoàn 1), trấn giữ vùng núi phía bắc.
Hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã có cuộc chiến khốc liệt đẫm máu năm 1979. Những điểm nóng có khả năng cao lần này là trên Biển Đông, nơi mà cả Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
"Chúng ta không muốn một cuộc xung đột với Trung Quốc và chúng ta phải đặt niềm tin vào các chính sách của ta (chính phủ Việt Nam) trong đường lối ngoại giao, nhưng chúng ta biết rằng, phải sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất," một quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam, cho biết với Reuters.
Hà Nội đang tạo ra một "hàng rào" hải quân, đáng kể nhất là việc đầu tư mua sắm sáu tàu ngầm lớp Kilo tiên tiến của Nga.
Trong những tháng gần đây, những chiếc tàu ngầm này đã bắt đầu tuần tra trên Biển Đông, các quan chức quân sự Việt Nam và nước ngoài cho biết và xác nhận rằng, những chiếc tàu ngầm này lần đầu tiên đã xâm nhập vào tuyến đường thủy chiến lược trên biển Đông.
Những căng thẳng có thể từ phía tây bắc được phản ảnh ở Sư đoàn 308, đây là một trong những đơn vị bộ binh tinh nhuệ nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam, tại đây các sĩ quan quân đội cấp cao đã nhắc nhiều lần về trạng thái "sẵn sàng chiến đấu cao".
Tiếp bước cha anh, cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 308 đang nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Đội hình xe chiến đấu bộ binh BMP-1 hành quân, ảnh Kiến Thức
Cụm từ này được in trên bảng bên dưới hình ảnh của tên lửa và bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nằm giữa vùng núi phía Bắc hiểm trở của Việt Nam và những cánh đồng lúa cổ của đồng bằng sông Hồng, Sư đoàn 308 là một trong những đơn vị đầu tiên của quân đội Việt Nam, và đến nay đây vẫn là đơn vị ngăn chặn hiệu quả các phương pháp tiếp cận của địch từ phía Bắc đến Hà Nội.
Đội hình xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của đơn vị thiết giáp thuộc Sư đoàn 308 huấn luyện vượt sông, ảnh Kiến thức
Một sĩ quan cao cấp, Đại tá Lê Văn Hải cho biết, Việt Nam đã sẵn sàng để đẩy lùi lực lượng nước ngoài, Đại tá hải cho biết với Reuters.
"Sẵn sàng chiến đấu là những ưu tiên hàng đầu của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Chúng tôi có thể đối phó với mọi tình huống hoặc diễn biến bất ngờ ... Chúng tôi đã sẵn sàng," Đại tá Lê Văn Hải cho biết.
"Khi Việt Nam đề cập đến 'tình hình mới", họ đang sử dụng ngôn ngữ mã hóa để chỉ khả năng tăng cao của một cuộc đối đầu vũ trang hoặc đụng độ với Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông", Giáo sư Carl Thayer cho biết.
Trong khi tất cả đều nằm trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, thì các tướng lĩnh Việt Nam lúc ẩn lúc hiện đang vươn tới một phạm vi rộng lớn hơn của các mối quan hệ đối tác chiến lược. Nga và Ấn Độ đang là những nguồn cung cấp các trang thiết bị vũ khí tiên tiến cũng như đào tạo và hợp tác tình báo với Hà Nội. Hà Nội cũng đang xây dựng mối quan hệ với không chỉ Hoa Kỳ mà còn với các nước như Nhật Bản, Úc và Philippines, cũng như các đối tác châu Âu và Israel.
Mặc dù vậy Việt Nam vẫn không liên minh quân sự với quốc gia nào, và đi theo đường lối độc lập và tự chủ.
Việt Nam cũng đang tìm cách mua trang bị thêm các máy bay phản lực ném bom của Nga và đang đàm phán với các nhà sản xuất vũ khí của châu Âu và Mỹ để mua máy các bay chiến đấu và máy bay tuần tra hàng hải cũng như các bay trinh sát không người lái, nguồn tin cho biết với Reuters. Đã có những báo cáo gần đây cho biết Việt Nam đã nâng cấp và mở rộng các hệ thống phòng không với các hệ thống radar cảnh báo báo sớm của Israel và các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga.
Việt Nam đã tăng mức chi tiêu quân sự và vượt xa các nước láng giềng Đông Nam Á trong thập kỷ qua, theo ước tính của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
"Họ không mua vũ khí để biểu diễn trong ngày Quốc khánh... mà họ đang xây dựng khả năng quân sự thực sự", chuyên gia Tim Huxley, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) Singapore cho biết.
Comments[ 0 ]
Post a Comment