Trung Quốc sẽ thử giới hạn của Donald Trump ở Biển Đông
Monday, November 28, 2016
Trung Quốc sẽ thử thách "giới hạn đỏ" của Mỹ ở Biển Đông sau mỗi đời Tổng thống Mỹ nhằm từng bước thực hiện âm mưu thôn tính biển Đông.
Nếu không thể hiện chính sách rõ ràng, Trung Quốc sẽ có thể tạo một sự vụ ở Biển Đông để thăm dò phản ứng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Tờ The Nation mới đây dẫn lời nhà nghiên cứu cao cấp Tetsuo Kotani tại Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật Bản cho rằng Trung Quốc có 2 sự lựa chọn hành động ở Biển Đông khi nước Mỹ đang trong thời gian chuyển giao Tổng thống.
Theo đó, Trung Quốc sẽ có thể đợi chờ hoặc có hành động khiêu khích để thử phản ứng của chính quyền tiếp theo ở Mỹ, chừng nào ông Trump tiếp tục không làm rõ các chính sách của mình liên quan đến Biển Đông.
Viện dẫn 2 vụ việc trên không và trên biển giữa lực lượng của Mỹ và Trung Quốc lần lượt vào tháng 4/2001 và tháng 3/2009, sau khi ông George W Bush và Barack Obama nhậm chức, vị chuyên gia nói: "Chúng ta có thể dự đoán rằng vào tháng 3/ 2017, Trung Quốc có thể thử thách chính quyền mới của Mỹ ở Biển Đông".
Thực chất, trong suốt khoảng thời gian Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện xoay trục sang châu Á- Thái Bình Dương, Trung Quốc liên tiếp thực hiện thử thách "giới hạn đỏ" mà ông Obama bảo vệ.
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở vùng biển gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) bám đuôi. Ảnh: Báo Hoàn CầuBãi cạn Scarborough được Mỹ coi là "giới hạn đỏ" của các hành động phiêu lưu, quân sự hóa Biển Đông mà Bắc Kinh theo đuổi. Trong một cuộc gặp song phương hồi tháng 3/2016, Tổng thống Barack Obama cũng trực tiếp cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình rằng, Trung Quốc không được xây dựng bất kỳ đảo nhân tạo nào ở Scarborough.Rõ ràng, một đảo nhân tạo tại Scarborough có thể đặt lực lượng quân sự Mỹ đồn trú luân phiên ở Philippines vào tình trạng nguy hiểm, trong trường hợp nổ ra xung đột.Việc phản ứng mạnh mẽ của Mỹ trong việc Trung Quốc tiến sâu hơn tới Philippines cho thấy động thái "thử thách" phản ứng của Mỹ khi Bắc Kinh động chạm tới lợi ích trực tiếp của Mỹ ở Biển Đông.Trong khi tại các vùng biển lân cận giao thoa các lợi ích mà Mỹ đang mong muốn giành được, Tổng thống Obama chưa hề có một chính sách đặc biệt nào khiến Trung Quốc luôn muốn thực hiên thử thách.Hạm đội Nam Hải dù được Trung Quốc sử dụng thận trọng vẫn ngày càng hiện đại, đóng vai trò uy hiếp, đe dọa mang tính hỗ trợ, chi viện ở Biển Đông. Còn những biện pháp bảo vệ lợi ích tự thân của Mỹ không có tác dụng.Trong các tuyên bố công khai, Mỹ không giữ lập trường đối với các chủ trương "lãnh thổ tranh chấp", kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp.Mỹ đặt ra mục tiêu ở Biển Đông là có chiến lược vĩ mô đối với Trung Quốc, tức là hoan nghênh Trung Quốc phát huy vai trò kinh tế và ngoại giao lớn hơn nhưng phải vạch ra giới hạn rõ ràng đối với việc Trung Quốc thông qua "đe dọa, uy hiếp hoặc tấn công xâm chiếm" để bành trướng lãnh thổ và ngăn cản tự do của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.Trong một lần trả lời phỏng vấn Channel News Asia hồi tháng 2 năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Chúng ta thấy rằng Trung Quốc đang dùng chiêu cũ, sử dụng quyền của kẻ mạnh để nói mình đúng cả trong đòi hỏi chủ quyền và giải quyết tranh chấp, bất kể luật lệ và chuẩn mực quốc tế”.Theo Tổng thống Mỹ, với sự ngang ngược của Bắc Kinh xung đột giữa các nước có tranh chấp ở Biển Đông như việc triển khai tên lửa phòng không trên đảo Phú Lâm (Quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam) sẽ còn tiếp diễn và Trung Quốc sẽ không khoan nhượng với bất kỳ nước nào trong vùng.“Thực tế là chúng tôi vẫn duy trì mối quan hệ trên tinh thần xây dựng với chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi tin tưởng sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và lo sợ một Trung Quốc hỗn loạn, yếu kém hơn là một Trung Quốc tiến bộ và thực hiện khát vọng của dân chúng”, Tổng thống Obama chia sẻ.Ông Obama nhắc lại phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình khi công du nước Mỹ hồi tháng 9/2015 nói rằng Bắc Kinh không đeo đuổi chính sách quân sự hóa ở khu vực tranh chấp. “Các nước ASEAN đã khẳng định rằng đó là vấn đề. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục thử để xem Trung Quốc có giữ đúng những gì đã tuyên bố hay không” - ông nói.Và Mỹ dù chưa rõ ràng, vẫn có các động thái thử độ nhạy cảm của Trung Quốc bằng việc điều tàu chiến đến Biển Đông, tuần tra ở một số đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa nơi quân đội Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp nhằm thách thức Bắc Kinh.Song với chính sách chưa rõ ràng và sự thay đổi quyền lực của người đứng đầu Nhà Trắng sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc tiến hành các cuộc thăm dò mới nhằm thử thách giới hạn mà Mỹ đang vạch ra cho quan hệ Trung - Mỹ châu Á- Thái Bình Dương, mà đặc biệt là Biển Đông.
Kim Hoa
Báo Đất Việt
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment