Trong một bài viết xuất bản ngày 16 tháng 11 trên tờ Sina của Trung Quốc, bài viết cho rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam được trang bị 3 tiểu đoàn tên lửa phòng không Spyder từ Israel nhưng chúng sẽ vô dụng trước các vũ khí của Trung Quốc.
Theo đó, trong cuộc chiến tranh của thế kỷ trước, lực lượng phòng không Việt Nam đã có cuộc chạm trán lần đầu tiên, và thậm chí đã thực sự tạo nên được ấn tượng, không quân Mỹ đã thiệt hại rất lớn, nhưng một thập kỷ vinh quang đã đi qua, trong các trang bị vũ khí của lực lượng phòng không Việt Nam hiện nay hầu như là các trang bị vũ khí đã lỗi thời.
Và trong thời gian qua, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã và đang cố gắng để nâng cấp và hiện đại hóa Lực lượng Phòng không Không quân với các trang bị khí tài chiến đấu mới và hiện đại như hệ thống phòng không S-300, máy bay chiến đấu Su-30 và nhiều trang bị vũ khí mới khác từ Nga và các nước khác. Tuy nhiên họ vẫn không thể yên tâm được với việc Trung Quốc luôn có được những trang bị vũ khí tốt, thậm chí có thể nói là quá tốt từ Nga. Do đó phía Quân đội Việt Nam muốn bổ sung thêm vào trang bị một số vũ khí từ phương Tây, và họ đã được trang bị 3 tiểu đoàn tên lửa phòng không Spyder từ Israel, và tương lai họ có thể mua và trang bị thêm.
Spyder là tổ hợp phòng không mới, cơ động cao tác chiến ở cự ly tầm ngắn và tầm trung được phát triển bởi hãng Rafael Advanced Defense Systems với sự hợp tác hỗ trợ từ công ty Israel Aerospace Industries (IAI). Spyder là hệ thống tên lửa đất-đối-không phản ứng cực nhanh có khả năng đối phó tiêu diệt các máy bay chiến đấu, trực thăng, UAV và các loại đạn chính xác cao.
Ngoài các đặc điểm thông thường mà bất kỳ tổ hợp tên lửa phòng không trên thế giới đều có, ví dụ như gồm nhiều thành phần xe radar, xe tiếp đạn… Có một điều hết sức đặc biệt của Spyder mà không nhiều tổ hợp tên lửa phòng không trên thế giới sở hữu – đó là việc chúng sử dụng những kiểu đạn tên lửa đất đối không được cải tiến trên cơ sở tên lửa không đối không trang bị cho máy bay chiến đấu.
Hai loại đạn tên lửa đất đối không là Derby và Python-5 cho khả năng tấn công mục tiêu ở tầm cao đến 9 km và tầm xa đến 15 km. Nếu lắp tầng đẩy phụ thì có tăng tầm bắn hạ mục tiêu đến 35 km, độ cao đánh chặn đến 16 km.
Tên lửa Python-5 vốn là thế hệ mới nhất của dòng tên lửa không-đối-không dẫn đường hồng ngoại Python. Nó được coi là loại tên lửa không-đối-không tầm ngắn hiện đại nhất của Israel và nằm trong top đầu các loại tên lửa không-đối-không hiện đại nhất thế giới.
Loại tên lửa này sở hữu một loạt các khả năng đặc biệt như "khóa mục tiêu sau khi phóng" (LOAL), có khả năng tấn công mọi hướng, trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại quang - học có khả năng quét cả một vùng mục tiêu lớn có sự xuất hiện của máy bay địch rồi khóa mục tiêu ở giai đoạn cuối.
Phía Quân đội Việt Nam hy vọng tổ hợp tên lửa Spyder sẽ thay thế loại tên lửa SA-2 hiện có, và từ đây sẽ hình thành một hệ thống tên lửa phòng không mới, như khi kết hợp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1, hệ thống tên lửa phòng không tầm trung SA-3 hay là S125-2TM, và hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Spyder, như vậy hệ thống phòng không của Quân đội Việt Nam có ba lớp vững chắc.
Nhưng hiện tại các loại vũ khí phóng từ máy bay của Trung Quốc đã quá 50 km đến 200 km từ mục tiêu, trong khi Spyder chỉ có tầm bắn 15 km.
Khó khăn tiếp theo là họ khó có thể tích hợp được một số trang bị vũ khí của phương Tây vào cùng hệ thống tên lửa phòng không của Nga, để làm được điều đó sẽ cần phải bỏ ra một lượng chi phí không nhỏ và tốn thời gian, nó không thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đánh chặn mục tiêu tốc độ cao.
Ngoài ra hệ thống radar của Spyder không có khả năng phát hiện máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc, mà chỉ có thể phát hiện được các mục tiêu khác ở khoảng 100 km, như vậy là nó đã trở nên vô dụng.
Cuối cùng Sina cho rằng, Việt Nam muốn dựa vào hệ thống phòng không Spyder với các loại tên lửa mới để đảo ngược tình hình là không thể.
Comments[ 0 ]
Post a Comment