Ngày 17/1 hãng Reuters đăng tải bài phân tích đặc biệt: “Giới diều hâu quân sự Trung Quốc khơi mào những cuộc tấn công” của David Lague nêu bật hiện tượng một vài năm gần đây trên các diễn đàn quân sự online, các kênh truyền thông Trung Quốc nổi lên một nhóm học giả quân sự đeo lon tướng tá đưa ra nhiều quan điểm hiếu chiến về tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước láng giềng.
Trung Quốc xây dựng dàn “hỏa lực mồm” tuyên truyền về biển đảo Hiện tại Trung Quốc đang duy trì hoạt động của một nhóm khoảng 20 sĩ quan quân đội cấp tá, cấp tướng chuyên lên các diễn đàn, phương tiện truyền thông của Trung Quốc để “phân tích, bình luận” về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng.
Dàn "hỏa lực mồm" Trung Quốc, từ trái qua phải, trên xuống dưới: Doãn Trác, Dương Nghị, Kim Nhất Nam, La Viện, Trương Triệu Trung, tất cả đều mang lon Thiếu tướng/Chuẩn đô đốc hải quân
Nổi lên trong số này có thể kể tới Đới Húc – Đại tá không quân, La Viện – Thiếu tướng nghỉ hưu, Trương Thiệu Trung – Thiếu tướng, Doãn Trác – Thiếu tướng hải quân, Kim Nhất Nam – Thiếu tướng, Kiều Lương – Thiếu tướng không quân, Dương Nghị – Thiếu tướng hải quân nghỉ hưu, Nhiệm Hải Tuyền – Trung tướng…
Những bài bình luận, phân tích của họ được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, các ấn phẩm quân sự, các blog cá nhân cũng như các trang web chuyên phục vụ cho một nhóm người Trung Quốc quan tâm tới các đề tài quân sự, vũ khí, xung đột, tranh chấp với số lượng thành viên đang ngày càng tăng.
Bình luận, phân tích của nhóm học giả này khiến nhiều người Trung Quốc ngày càng tin vào sức mạnh quân sự của quốc gia mình thông qua hình ảnh các loại vũ khí mới bao gồm tàu chiến, xe tăng, tên lửa, máy bay tấn công của PLA, đặc biệt là các tình huống chiến tranh Trung – Mỹ cũng như giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực được lôi ra mổ xẻ.
Nhóm học giả diều hâu lại hiến kế “giết gà dọa khỉ” Đới Húc, Đại tá Không quân trở thành “chuyên gia” nổi tiếng trong lĩnh vực vũ khí quân sự cho rằng để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Hoa Đông và Biển Đông, PLA chỉ cần tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, thần tốc giống như cuộc chiến biên giới Trung – Ấn năm 1962 sẽ “mang lại hòa bình lâu dài”. Theo viên Đại tá này, sẽ không có nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với Mỹ chỉ vì những vấn đề lãnh thổ.
Đới Húc, Đại tá không quân tung kế "giết gà dọa khỉ" “Chúng tôi thấy rằng Hoa Kỳ chỉ đang lừa bịp trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc nên nhân cơ hội này để đối phó với những hành động khiêu khích trống rỗng bằng một hành động thực sự”, Đới Húc viết trong một bài bình luận đăng ngày 28/8/2012 trên Thời báo Hoàn Cầu, phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo.
Cũng trong bài báo này, Đới Húc nói thẳng ra rằng kế giết gà dọa khỉ ở đây thì “gà” chính là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam và khỉ không phải ai khác chính là Mỹ. Với giọng điệu hiếu chiến và xấc xược, Đới Húc lý luận rằng, chỉ cần tấn công một trong 3 nước này thì các bên còn lại sẽ “lập tức ngoan ngoãn” ngay.
Mấy ngày qua, trước bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Hoa Đông và Biển Đông có dấu hiệu leo thang, dàn “hỏa lực mồm” này lại bắt đầu hoạt động mạnh trở lại sau tín hiệu bật đèn xanh từ giới chức Trung Quốc (Điều lệ huấn luyện tác chiến quân đội Trung Quốc năm 2013 của Bộ Tổng tham mưu PLA và phát biểu của Hứa Kỳ Lượng – Phó chủ tịch Quân ủy trung ương).
Ngày 19/1, trên tờ Quân giải phóng và Nhân Dân nhật báo Trung Quốc, Kim Nhất Nam, Phó chủ nhiệm khoa Nghiên cứu chiến lược, đại học Quốc phòng Trung Quốc, học hàm Giáo sư, lon Thiếu tướng kêu gọi binh lính Trung Quốc hãy chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn để kiểm soát một cuộc chiến quy mô nhỏ và các đơn vị chủ lực “luôn có một kế hoạch sẵn sàng cho chiến tranh”.
Hôm Chủ nhật Chủ nhật 20/1 trong một buổi hội thảo, Dương Nghị, một viên Thiếu tướng về hưu, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược đại học Quốc phòng Trung Quốc phát biểu: “Đối với bất cứ quốc gia nào có hành vi làm tổn hại đến lợi ích an ninh của Trung Quốc, chúng ta sẽ phải kiên quyết phản kích tự vệ, các biện pháp phản ứng phải dứt khoát, nhanh chóng và gọn gàng.”
La Viện, Thiếu tướng quân đội đã nghỉ hưu và là thành viên của Ủy ban Chính hiệp Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trong bộ quân phục với lon Thiếu tướng của mình trên truyền hình cũng như các bàn tròn online giao lưu trực tuyến về các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với rất nhiều phát biểu cứng rắn và hiếu chiến.
La Viện, học giả Trung Quốc đeo lon Thiếu tướng tự nhận là "diều hâu tỉnh táo" Theo “gợi ý” của La Viện, Trung Quốc và Đài Loan nên phái hàng trăm tàu thuyền đánh cá ra nhóm đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư cũng như khu vực Biển Đông để tạo ra một cuộc chiến tranh “nhân dân” trên biển. “Máy bay Trung Quốc có thể đánh bom đảo vào các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu còn Đài Loan khởi động các cuộc tấn công vào thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy.”
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, La Viện nói với Reuters từ Bắc Kinh, phàm đã là quân nhân Trung Quốc thì đều phải “diều hâu”. La Viện cho rằng, nguy cơ xung đột trên Biển Đông và Biển Hoa Đông trong năm 2013 là khá cao bởi các bên tranh chấp đều chạy đua trong việc hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền và triển khai lực lượng.
Màn "hỏa lực mồm" của gần 20 viên học giả đeo lon tướng tá Trung Quốc có thể mang lại cho bản thân họ ít nhiều bổng lộc, việc đưa ra các bài phân tích, bình luận “theo đơn đặt hàng” như vậy có thể giúp họ có thêm thu nhập.
Màn "hỏa lực mồm" của gần 20 viên học giả đeo lon tướng tá Trung Quốc có thể mang lại cho bản thân họ ít nhiều bổng lộc, việc đưa ra các bài phân tích, bình luận “theo đơn đặt hàng” như vậy có thể giúp họ có thêm thu nhập cũng như nâng cao, đánh bóng tên tuổi đối với nhóm học giả quân sự là các sĩ quan PLA đã nghỉ hưu, hình ảnh của họ sẽ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Còn những học giả là tướng – tá đương chức, một khi những “bình luận, phân tích” của họ đánh trúng tâm lý của giới chức lãnh đạo sẽ giúp họ thăng tiến tốt hơn trong sự nghiệp của mình.
Trương Triệu Trung: Mỹ sẽ chạy như thỏ nếu Trung Quốc tấn công Senkaku Chuẩn đô đốc, tức Thiếu tướng hải quân Trương Triệu Trung là một gương mặt quen thuộc được biết đến như một nhà bình luận quân sự diều hâu và hiếu chiến hàng đầu ở Trung Quốc hiện nay.
Trương Triệu Trung Trương Triệu Trung thường xuyên xuất hiện trên các chương trình bình luận của CCTV7 và các hãng truyền hình khác ở Trung Quốc, Hồng Kông cũng như các bàn tròn giao lưu trực tuyến của các trang báo điện tử.
Hứa Kỳ Lượng: Trung Quốc sẵn sàng cho "chiến tranh bảo vệ chủ quyền" Trong số các học giả tướng tá của Trung Quốc hiện nay, Trương Triệu Trung nổi lên như một người chống Mỹ cực đoan. Viên Thiếu tướng này luôn đánh giá thấp năng lực quân sự của Mỹ khi phát biểu, “Mỹ sẽ chạy như con thỏ nếu Trung Quốc tiến hành cuộc chiến với Nhật Bản ở nhóm đảo Điếu Ngư (Senkaku)”, Trương Triệu Trung nói trên truyền hình nhà nước ngày 12/8/2012.
Là một Giáo sư hiện đang giảng dạy tại đại học Quốc phòng Trung Quốc và từng nghiên cứu tại học viện Quân sự Hoàng gia Anh, Trương Triệu Chung cũng thường xuyên chê bai khả năng quân sự của các nước láng giềng.
Trong lúc Trung Quốc – Philippines liên tục căng thẳng trên bãi cạn Scarborough năm ngoái, Trương Triệu Trung đã đăng đàn giao lưu .
Nownews: Trung Quốc kêu gào khai chiến Senkaku chỉ là "võ mồm" trực tuyến trên tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc online nhận xét, tàu chiến mạnh nhất của Manila cũng chỉ có 3000 tấn phục vụ từ những năm 1960 do Mỹ thải ra trong khi Trung Quốc có thể triển khai các tàu đổ bộ 18.000 tấn lớp Côn Lôn.
“Nếu có một cuộc đụng độ trên Biển Nam Hải (Biển Đông), khả năng nước ngoài can thiệp vào rất thấp, và bất kỳ cuộc xung đột nào sẽ không kéo dài”, Trương Triệu Trung tự tin dự đoán.
“Hỏa lực mồm” – 1 mũi tên nhiều đích và hệ lụy gậy ông đập lưng ông Đối với một số nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc, sự xuất hiện của nhóm học giả diều hâu này là một phần của chiến lược “2 mặt” của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng lên các cuộc đàm phán ngoại giao về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Lực lượng "hỏa lực mồm" Trung Quốc: Trái qua phải, trên xuống dưới là Doãn Trác, Dương Nghị, Kim Nhất Nam, La Viện và Trương Triệu Trung
Với các quốc gia láng giềng đang có tranh chấp với Trung Quốc, dường như họ đang được gửi một thông điệp rằng Trung Quốc đang trỗi dậy có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực từ những phân tích, bình luận công khai của nhóm học giả diều hâu này. Trong khi đó, thông điệp của nhóm học giả quân sự Trung Quốc dường như lại xung đột với “cam kết trỗi dậy hòa bình” của cánh lãnh đạo dân sự cấp cao ở Bắc Kinh.
Yomiuri: Nội các Nhật Bản đoàn kết chặt chẽ đối phó với Trung Quốc Việc Bắc Kinh thực hiện kế sách xây dựng đội học giả "hỏa lực mồm" này là một mũi tên nhằm vào nhiều đích, trong đó 2 mục đích đầu tiên và nổi bật nhất đó là tuyên truyền về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông, Biển Đông tập trung vào thế hệ trẻ ở nước này thông qua mạng internet. Trong bối cảnh không có cái gì được gọi là "chứng cứ" trưng ra để chứng minh cho tuyên bố "chủ quyền" ấy thì với chiến thuật "nói lắm thành quen" kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan là một chiêu tuyên truyền hiệu quả.
Mục đích thứ 2 là tạo ra luồng dư luận lấn át về mặt truyền thông để đe dọa đối phương. Điều này đặc biệt nổi bật qua 2 sự kiện, tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philippines từ hồi tháng 4 năm ngoái
Epoch Times: Trung Quốc lập "Tổ Điếu Ngư" do Tập Cận Bình chỉ huy và tranh chấp Senkaku với Nhật Bản bùng phát từ tháng 9/2012. Chưa bao giờ người ta ghi nhận dàn "hỏa lực mồm" của Trung Quốc lại "nhả đạn" đồng loạt đến thế, giới học giả diều hâu Trung Quốc không tiếc lời mạt sát và đe dọa các bên liên quan.
Ngoài ra, một số nhà quan sát chính trị Trung Quốc cho rằng "dàn hỏa lực" này còn góp phần phân tán sự chú ý của dư luận bên trong Trung Quốc trước những vấn đề đối nội gây nhiều bức xúc như nạn tham nhũng, bất bình đẳng xã hội, đền bù giải phóng mặt bằng tại các đô thị lớn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng và môi trường ô nhiễm. Thay vì để người dân biểu tình phản ứng trước những vấn đề bức xúc trong nước, hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc đã kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan gây nên những cuộc biểu tình chống Nhật Bản lan rộng khắp cả nước.
"Trung Quốc muốn vào Bãi Cỏ Rong phải tuân thủ luật pháp Philippines" Tuy nhiên khi dàn "hỏa lực mồm" này càng phát huy bao nhiêu, "nhả đạn" bao nhiêu thì càng làm cho công luận quốc tế thấy rõ bản chất thực sự của cái gọi là "trỗi dậy hòa bình" của Bắc Kinh ở đây bấy nhiêu. Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc cảm thấy hết sức quan ngại, và chính Trung Quốc đã đẩy những quốc gia này xích lại gần nhau cùng đối phó với mối uy hiếp từ Trung Quốc cũng như việc thúc đẩy tiến trình Mỹ quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương trở nên nhanh và mạnh hơn.
GIAODUC.NET
Comments[ 0 ]
Post a Comment