Mỹ yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng quân cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom của Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Một góc quân cảng Cam Ranh
Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết với hãng Reuters. "Chúng tôi yêu cầu các nhà chức trách Việt Nam phải bảo đảm rằng Nga không thể dùng sự tiếp cận căn cứ Cam Ranh để thực hiện các hoạt động có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực", — hãng Reuters trích thông điệp ngoại giao gửi đến Việt Nam. Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương, đã nói với Reuters rằng, máy bay ném bom của Nga thực hiện những chuyến bay "khiêu khích", bay quanh cả khu vực Guam, nơi có một căn cứ quân sự quy mô của Hoa Kỳ.
Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nga, trong năm 2014, lần đầu tiên sân bay Cam Ranh được dùng làm nơi hạ cánh cho IL-78, máy bay tiếp dầu cho các phi cơ Tu-95MS của Nga. Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Igor Korotchenko nhận định rằng, Mỹ ám chỉ rằng, các máy bay Nga tiếp nhiên liệu tại sân bay Cam Ranh đều mang đầu đạn hạt nhân. Đây là một sự khẳng định khiêu khích và vô căn cứ. Chuyên gia Nga nói, các chiến đấu cơ của Nga thực hiện nhiệm vụ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương không tạo ra bất cứ mối đe dọa. Không phải Nga mà bản thân Hoa Kỳ và các đồng minh của họ có thể gây mất ổn định trong khu vực khi triển khai phân khúc châu Á hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu mà bước đi này gây ra sự căng thẳng và kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang".
Bức thông điệp của Hoa Kỳ gửi Việt Nam là một bộ phận trong chính sách của Mỹ liên tục khiêu khích Nga, nhằm cô lập Nga trên trường quốc tế. Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Ban Lịch sử Viễn Đông, Khoa Nghiên cứu châu Á và châu Phi, Đại học St. Petersburg, Nga, nói:
"Trước đây, như lời của ông Obama tại một cuộc họp báo, Hoa Kỳ đã "thúc ép" các đối tác và các đồng minh truyền thống của mình, buộc họ phải thực hiện chính sách chống Nga. Bây giờ họ bắt đầu "thúc ép" các đối tác mới, chẳng hạn, Việt Nam, buộc họ làm tất cả để Nga bị mất uy tín. Qua những kinh nghiệm của mình, Việt Nam biết rõ giá trị của những lời tuyên bố mà Mỹ nói lên trong chính sách đối ngoại. Sự hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự Nga-Việt là một phương hướng ưu tiên đối với Hà Nội".
Thời gian gần đây, Việt Nam phát triển hợp tác với Hoa Kỳ, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, và xem xét khả năng thiết lập sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Tình hình ở biển Hoa Nam là rất phức tạp. Việt Nam coi đó là một mối đe dọa đối với an ninh nước mình và cố gắng đa phương hóa trong việc mua sắm các loại trang bị quân sự. Sự hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quân sự có múc tiêu tác động vào Trung Quốc. Song, ban lãnh đạo Việt Nam thực hiện chính sách độc lập và có cân nhắc. Theo ý kiến của chuyên gia Nga, không có lý do nào để Việt Nam lắng nghe những yêu cầu của Hoa Kỳ kiểu như thông điệp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 11 tháng 3.
Ông Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mua bán Vũ khí toàn cầu của Nga cho biết rằng, ông tin là Việt Nam sẽ không thực hiện đề nghị vừa kể của Hoa Kỳ bởi hợp tác quốc phòng Nga-Việt luôn là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Ngoài việc gọi đề nghị vừa kể của Hoa Kỳ là “thô lỗ,” ông Korotchenko nói thêm rằng, thông tin các chiến đầu cơ của Nga mang đầu đạn hạt nhân là “khiêu khích và vô căn cứ” bởi những phi vụ của các chiến đấu cơ thuộc Nga không gây ra bất kỳ sự đe dọa nào.
Trong khi hệ thống phòng vệ hỏa tiễn tại Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có thể tạo ra mối đe dọa thực sự cho an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bởi nó khuấy động căng thẳng và châm ngòi cho chạy đua vũ trang...Chuyên gia quân sự Việt Nam Đại tá Lê Thế Mẫu nhấn mạnh rằng, việc sử dụng sân bay Cam Ranh làm nơi hạ cánh cho máy bay chở dầu của Nga phù hợp hoàn toàn với đường lối chính trị của Hà Nội nhằm mở rộng sự hợp tác quân sự-kỹ thuật với nước ngoài:
"Nước Nga là đối tác chiến lược của Việt Nam, chúng tôi phát triển hợp tác trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, mà một trong những yếu tố của nó là cho phép sử dụng sân bay trên căn cứ Cam Ranh làm nơi hạ cánh cho các máy bay chở dầu của Nga. Đây không phải là máy bay quân sự, các phi cơ này thực hiện chức năng kỹ thuật hoàn toàn phù hợp với danh sách dịch vụ quốc tế của căn cứ Cam Ranh. Yêu cầu của Washington ngừng cho phép làm như vậy chỉ có thể được coi là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, một nước có chủ quyền, tự mình quyết định chính sách hợp tác với các nước bạn và đối tác của mình".
Giáo sư Carl Thayer, Cam Ranh và nước Nga
Cam Ranh: Điểm Tụ Hội Của Quần Hùng?
Vịnh Cam Ranh, cuộc tranh giành Mỹ - Nga và đối thủ Trung Quốc
Comments[ 0 ]
Post a Comment