... khi phải đối phó với những vấn đề lớn của đất nước hay của thế giới mà lãnh đạo không tìm ra được giải pháp: tiến không xong, lui không được, …hết sa lầy này đến sa lầy khác… thì đây là cơ hội bằng vàng để đối lập tấn công- nhất là trong hệ thống lưỡng đảng và “check and balance” như Hoa Kỳ. Khi những lời chỉ trích cay độc trở thành chụp mũ thì sự phân hóa trở nên vô cùng nguy hiểm và kéo theo sự chia rẽ trong đại khối quần chúng vốn đã chia rẽ vì “lưỡng đảng”: Tôi Cộng Hòa, anh Dân Chủ. (ĐVB)
Phi cơ trinh thám P-8A Poseidon của Hoa Kỳ (Reuters)
A. Những chuyển biến quan trọng:Gồm các mục:Nhật Ký Biển Đông trong hai tuần cuối của Tháng Hai ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:- Reuters (Washington) ngày 17/2/2015: “Hoa Kỳ không vì quyền lợi của Ukraine hay của thế giới mà can dự vào cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga vì miền đông Ukraina, lời bình luận của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho thấy Hoa Thịnh Đốn do dự trong việc trang bị vũ khí cho quân đội Ukraine.” (The United States said on Tuesday it was not in the interests of Ukraine or the world to get into a proxy war with Russia over eastern Ukraine, a comment suggesting Washington is hesitant to arm Ukrainian forces.)- The National Interest ngày 17/2/2015: Trong bài viết, “Nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc nổ ra chiến tranh: Liệu Ấn Độ sẽ tham chiến?” (If America and China Went to War: Would India Join the Fight?) Hugh White lập luận như sau, “Như vậy sự thử thách của mối quan hệ Mỹ-Ấn thật đơn giản: Có ai nghĩ rằng Ấn Độ sẽ gửi lực lượng tới giúp Hoa Kỳ bảo vệ chủ quyền của Nhật Bản đối với Senkaku hoặc chủ quyền của Phi Luật Tân ở Biển Đông hay Đài Loan? Nếu không, thì làm sao Ấn Độ có thể giúp ngăn chặn Hoa Lục đang thách thức địa vị bá chủ của Hoa Kỳ tại những điểm có khả năng bùng nổ này? Nếu Ấn Độ không làm thế, vậy thì mối liên kết Mỹ-Ấn có lợi gì cho Obama? Đó là lý do tại sao nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ của Ấn Độ cho thấy vị trí yếu kém của Hoa Kỳ, chẳng làm gì để tăng thêm cho nó cả. Khó khăn còn nhiều hơn khi đi với những quốc gia như Ấn Độ, cho dù chính sách đó hiệu quả, cũng chằng giúp Hoa Kỳ tìm ra mối liên hệ ổn định và có thể chấp nhận/chịu đựng được với Trung Quốc, một quốc gia vừa là người hợp tác tối quan trọng vừa là đối thủ ghê gớm. Chỉ còn đường lối duy nhất là bắt đầu nói chuyện lại với Trung Quốc bằng đường lối mới.” (So the test of the U.S.-India alignment is simple: does anyone think India would send forces to help America defend Japan's claim to the Senkakus, or the Philippines' claims in the South China Sea, or Taiwan? If not, how does India's support help America deter China from challenging U.S. primacy in these flashpoints? And if it doesn't do that, what use is it to Obama? That's why Obama's bid for India's support shows the weakness in America's position, without doing anything to strengthen it. The deeper problem is that lining up countries like India against China, even if it worked, would not help America find a stable, sustainable relationship with the country which is both its most important partner and its most serious rival. The only way to do that is to start talking to China in a new way.)Lập luận của Hugh White cho thấy các nhà nghiên cứu chiến lược Hoa Kỳ chưa định hình nổi sách lược đối phó với Trung Quốc và ông bác bỏ tính cách thực tiễn của quan hệ hợp tác Mỹ-Ấn Độ. Qua lập luận của Hugh thì chúng ta có thể hiểu thêm là… những liên minh “không thực tiễn” như liên minh Mỹ-Úc, liên minh Mỹ-Nhật v.v... cũng chẳng giải quyết được vấn đề. Cuối cùng thì Mỹ cũng lại phải thương thảo trực tiếp với Trung Quốc mà thôi. Mà thương thảo ở đây có nghĩa là tương nhượng và chia xẻ quyền lợi. Có lẽ chính vì thế mà Ô. Obama đã chính thức mời Ô. Tập Cận Bình thăm Hoa Kỳ vào một thời điểm chưa công bố chăng?- AP (France): “Vào ngày Thứ Ba 17/2/2015, Tổng Thống Francois Holland trong chuyến viếng thăm một nghĩa trang của người Do Thái bị phá hoại ở miền đông nước Pháp đã nói rằng những hành vi bài Do Thái và bài Hồi Giáo đang gia tăng khiến đe dọa tới những nền tảng của đất nước.” Chúng ta còn nhớ khi lấy cớ tấn công Iraq năm 2003, Ô. Bush Con nói rằng “Thế giới an toàn hơn khi không còn Saddam Hussein”. (The world is safer without Saddam Hussein). Vào năm 2011 sau khi lập Vùng Cấm Bay, Ô. Obama đã cùng liên quân NATO tiến hành lật đổ và giết Ô. Gaddafi nhưng giờ đây đất nước Libya tan nát và gần như rơi vào tay nhóm IS. Hiện Ý dự tính đưa 5000 quân vào để cứu vãn tình hình. Iraq, Afghanistan, Syria và Libya là các “ổ kiến lửa” ở Trung Đông nhưng Ô. Bush Con và Ô. Obama lấy que chọc vào khiến khủng bố lan ra khắp thế giới và các nước Âu Châu đang “kêu trời không thấu”. Và tình hình chắc chắn mỗi ngày sẽ trở nên tồi tệ hơn. Di sản của Ô. Obama và Ô. Bush Con để lại cho thế giới sau này là… chính nhờ hai ông mà toàn thế giới được nếm mùi khủng bố.- AFP (Washington) ngày 18/2/2015: “Cho dù quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Nga đang căng thẳng, Ô. Alexander Bornikov - người đứng đầu cơ quan tình báo FSB - tiền thân của KGB đầy quyền lực đã hướng dẫn một phái đoàn tham dự cuộc họp thượng đỉnh do Nhà Trắng tổ chức nhằm phối hợp để chống lại các nhóm cực đoan bạo động.”- AP (Debaltseve) ngày 19/2/2015: “Vào ngày Thứ Năm, quân ly khai - mà rất nhiều thuộc dân Cossack (1) đã thong dong trên đường phố của Debaltseve một ngày sau khi quân chính phủ Ukraine bắt đầu triệt thoái khỏi thành phố bị vây hãm này. Các chiến binh ly khai ăn mừng chiến thắng, cười nói, ôm nhau và chụp hình chung.” Việc thị trấn chiến lược Debaltseve - nằm trên tuyến đường xe hỏa nối liền hai khu vực Donetsk và Luhansk – lọt vào tay phe ly khai, đặt Kiev vào hai lựa chọn: Chấp nhận lằn ranh phân chia lãnh thổ mới hoặc mở cuộc chiến tranh tổng lực để tái chiếm. Hiện nay chiến sự đang diễn ra ác liệt tại những khu vực quanh Thành Phố Mariupol. Nếu chiếm được Mariuplol, lãnh thổ của phe ly khai sẽ mở thông ra Biển Azov tức vừa có biên giới đất liền lẫn biên giới biển với Nga. Cùng ngày hãng AFP loan tin, lãnh đạo các quốc gia Đức, Pháp, Nga và Ukaina lại cam kết tái hỗ trợ thỏa hiệp ngưng bắn gần như tan vỡ do những vi phạm kể cả việc phe ly khai tiến chiếm thị trấn Debaltseve. Thất bại về mặt quân sự khiến nhiều người nêu vấn đề khả năng của các nhà lãnh đạo quân sự của Kiev và khiến Tổng Thống Poroshenko lên tiếng kêu gọi lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế triển khai ở miền Đông.”- BBC tiếng Việt ngày 20/2/2015: Với tiêu đề “2015 là năm tốt để Obama thăm Việt Nam” BBC trích dẫn nhận định của bài viết đăng ngày 19/2/2015 của các tác giả Murray Hiebert và Phuong Nguyen từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington D.C., “Tổng thống Obama khi tới Việt Nam nên tính chuyện có diễn văn về vấn đề tái cân bằng của Mỹ tại Á châu trong tương lai và tái xác nhận tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với lợi ích dài hạn của Mỹ tại khu vực.” Còn về tầm mức quan trọng của Việt Nam đối với Mỹ, bài viết cho biết thêm chi tiết, “Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt 35 tỷ đô la trong năm ngoái, chiếm 22% tổng thương mại Hoa Kỳ có với khối ASEAN và đưa Việt Nam trở thành nhà cung ứng lớn nhất trong ASEAN cho thị trường Mỹ. Nếu đàm phán TPP hoàn tất để Việt Nam trở thành thành viên của hiệp ước này thì thương mại song phương được trông đợi là sẽ tăng lên 57 tỷ đô la tính đến 2020, theo ước tính của Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam.”- Voice of Russia ngày 23/2/2015: “Các cư dân Indonesia đang thu thập tiền xu dành cho Thủ tướng Australia Tony Abbott. Mục đích của họ là kiếm 1 tỷ USD. Hoạt động phản đối với tên gọi “Tiền hoàn trả” đang nhanh chóng phổ biến khắp toàn quốc, - như phản ánh trên trang web tiếng Anh của RT. Nguyên cớ sự bất mãn của người Indonesia là lời phát biểu của Thủ tướng Australia. Ông Tony Abbott yêu cầu chính quyền Indonesia thả hai người Úc đang đối mặt với án tử hình vì tội buôn lậu ma túy. Đề nghị của chính trị gia này hàm ý rằng đã đến lúc Jakarta phải trả nợ. Rõ ràng ông Tony Abbott muốn nhắc đến 1 tỷ USD mà Australia phân bổ để phục hồi các khu vực của Indonesia bị thiệt hại bởi trận sóng thần tàn phá năm 2004.”Ông viện trợ nhân đạo cho người ta, vài năm sau, nhân biến cố nào đó ông nhắc lại và đòi hỏi người ta phải làm một cái gì đó để đền đáp thì đâu còn gọi là viện trợ nhân đạo nữa? Rõ ràng đây là “viện trợ có toan tính” nếu cần thì đòi lại… thì ai dám nhận viện trợ của ông nữa? Cái hớ hênh của Ô. Tony Abbott là ở chỗ đó.Hiện nay trong đảng của Ô.Abbott đã có những ý kiến đòi thay thế ông ở chức vụ thủ tướng cũng chỉ vì ông này ăn nói thiếu suy nghĩ. Trong khi ngoại giao Nam Dương-Úc đang còn căng thẳng vì Úc theo lệnh của Mỹ đã nghe lén các vị lãnh đạo Nam Dương năm 2013, nay chỉ vì muốn cứu mạng sống hai người dân nhập cư có quốc tịch Úc chuyển vận ma túy, ông lại có những lời phát biểu thiếu tế nhị làm cho dân chúng Nam Dương nổi đóa. Có thể đây là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy ly nước để Ô. Abbott sớm về hưu để theo đuổi nghể nghiệp quyền Anh mà ông bỏ dở hoặc mở một lò luyện võ, tối ngày đấm đá, có lẽ hợp với bản tính của ông hơn. Thế mới hay, làm tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng tuy khó mà dễ. Học làm sao để ăn nói có chừng mực, khôn ngoan, có trước có sau, không lầm lỗi… dù là bậc tu hành, có khi cả đời vẫn không thành. Chẳng hạn như Ô. Joe Biden - phó tổng thống Mỹ năm nay đã 73 tuổi nhưng cử chỉ không bao giờ chững chạc, ăn nói thì hết lỗi lầm náy đến lỗi lầm khác… khiến quần chúng và báo chí Mỹ ngao ngán.- AFP ngày 23/2/2015: “Vào ngày Thứ Hai tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Ngoại Trưởng Nga Sergi Lavrov lên án Hoa Kỳ đã đẩy Trung Đông vào hỗn loạn và kích động sự trỗi dậy của các tổ chức cực đoan chỉ vì Hoa Kỳ muốn thống trị thế giới. Ông Lavrov đã đưa ra những bằng chứng điển hình như Hoa Kỳ và đồng minh không kích Syria, xâm lăng Iraq năm 2003 và cuộc can thiệp quân sự vào Lybia năm 2011.” Lời chỉ trích mạnh mẽ này được đưa ra giữa lúc Hoa Kỳ và Âu Châu đang chuẩn bị đưa thêm các biện pháp cấm vận và ngăn chặn thỏa hiệp năng lượng hạt nhân ký kết giữa Nga và Hung Gia Lợi.- Reuters (Moscow) ngày 23/2/2015: “Theo tin tức của giới truyền thông vào ngày Thứ Hai, lãnh đạo cơ quan Rostec- khối quốc phòng quốc gia cho biết Nga đã đề nghị cung cấp hỏa tiễn phòng không Antey-2500 loại mới nhất cho Iran thay vì S-300 yếu hơn đã phải hủy bỏ vì áp lực của Phương Tây vào năm 2010.” Nếu Nga cung cấp vũ khí phòng không tối tân cho Iran thì tình hình bán đảo Ả Rập sẽ trở nên phức tạp hơn nữa.- Reuters (Washington) ngày 25/2/2015: “Vào ngày Thứ Tư, một đô đốc hàng đầu của hải quân Mỹ nói với các nhà lập pháp là Hoa Lục đang đóng một vài tàu ngầm “đáng kinh ngạc” và hiện nay thủ đắc một số lượng tàu ngầm chạy bằng dầu cặn (diesel) và năng lượng nguyên tử nhiều hơn Hoa Kỳ. Tuy nhiên vị đô đốc này cho biết phẩm chất các tàu ngầm đó còn kém Hoa Kỳ.”- Reuters (Manila) ngày 26/2/2015: “Vào ngày Thứ Năm, Hải Quân Hoa Kỳ lần đầu tiên xác nhận phi cơ trinh thám tân tiến nhầt P-8A Poseidon đã bắt đầu bay những chuyến bay đầu tiên để tuần tra trên Biển Đông (South China Sea).”- International Business Times (Úc Châu) ngày 26/2/2015: “Tướng Philip Breedlove - Tư Lệnh NATO đã điều trần trước Tiểu Ban Quân Vụ Hạ Viện Mỹ ngày 25/2/2015 rằng nếu Hoa Kỳ quyết định gửi vũ khí giúp Ukraine, nỗ lực này cũng không thể ngăn phe ly khai thân Nga mở rộng lãnh thổ tại đông Ukraine.” Thế nhưng Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA lại ủng hộ việc gửi vũ khí cho Ukraine trên quan điểm cá nhân.- The World Post ngày 26/2/2015: Trong bài viết nhan đề “Bảy lý do Hoa Kỳ nên đứng ngoài cuộc tranh chấp Nga-Ukraine” (7 Reasons the U.S. Should Stay Out of the Ukraine-Russia Fight) tác giả Doug Bandow (4) nhận định: “Vladimir Putin không phải là Hitler, và Nga không phải là Đức Quốc Xã hoặc Stalin của Liên Bang Sô-viết; và không có thảm sát ở Nga” (Vladimir Putin is not Hitler, and Russia is not Nazi Germany or Stalin's Soviet Union; and there's no genocide) và hài ra bảy lý do như sau:1) Nga không phải là Serbia, Iraq, Afghanistan hay Libya (Russia isn't Serbia, Iraq, Afghanistan, or Libya.)2) Khác với Phương Tây, Ukraine đối với Moscow nguy hiểm hơn do đó Moscow phải hành động” (Moscow has more at stake in Ukraine than the West has and will act accordingly.)3) Các đồng minh phải làm mạnh thêm an ninh của Hoa Kỳ chứ không phải cung cấp viện trợ từ thiện. (Alliances should enhance U.S. security, not provide foreign charity.)4) Những bảo đảm an ninh và cam kết của đồng minh luôn luôn mở rộng hơn là ngăn chặn và xung đột. (Security guarantees and alliance commitments often spread, rather than deter, conflict.)5) Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ phải đặt trên quyền lợi của Hoa Kỳ chứ không phải quyền lợi của những quốc gia khác. (U.S. foreign policy should be based on the interests of America, not on those of other nations.)6) Đây là lúc Âu Châu phải hành động. (It's Europe's turn to act.)7) Thương thảo là giải pháp duy nhất cho vấn đề. (A negotiated settlement is the only solution.)B. Nhận Định:Trong khi Hoa Lục biến cải sáu bãi đá ngầm tại Biển Đông thành những căn cứ hải quân và không quân, Mỹ đưa máy bay tuần thám vào vùng này, cuộc ngưng bắn tại Ukraine chưa có gì bảo đảm bởi vì hai bên chưa đạt được một thỏa hiệp hòa bình lâu dài, cuộc chiến chống khủng bố dai dẳng ở Trung Đông, cuộc thương thảo về hạt nhân với Iran…trong hai tuần lễ cuối cùng của Tháng Hai đã có khá nhiều sự xảy ra báo hiệu một sự phân hóa chính trị trong nội bộ nước Mỹ.Thứ nhất: The Daily Caller ngày 22/2/2015 cho biết: “Bất mãn vì Hoa Kỳ và những đồng minh quan trọng ở Âu Châu như Pháp, Đức đã thất bại trong việc ngăn chặn Tổng Thống Putin tiến vào Ukraine, Thượng Nghị Sĩ John McCain kêu lên, “Tôi thật xấu hổ cho đất nước, cho tổng thống và cho chính tôi. Thật là đau lòng, thật đau lòng.” Đó là lời phát biểu của ông trong cuộc phỏng vấn của chương trình “Face the Nation” của đài truyền hình CBS.
John McCain: ‘I’m Ashamed Of My Country, I’m Ashamed Of My President, I’m Ashamed Of Myself’Thực ra thì Ô. McCain quá phẫn cảm. Hoa Kỳ và Âu Châu đã làm hết sức mình bằng cách áp đặt cấm vận Nga khiến Nga điêu đứng rồi. Ông McCain không hiểu rằng đối với Nga, Ukraina không phải là vấn đề có thể tương nhượng. Nga thà chết chứ không thể để Ukraine trở thành tiền đồn uy hiếp Nga. Cũng như Mỹ thà chết chứ không để Mexico hay Canada trở thành tiền đồn để uy hiếp Mỹ. Vậy chỉ còn cách Mỹ đưa vũ khí hay đem quân vào Ukraina hoặc mở cuộc chiến tranh tổng lực để đánh bại Nga. Giải pháp thứ nhất - cả Âu Châu đều sợ hãi và chống đối. Giải pháp thứ hai - chắc chắn sẽ đưa tới chiến tranh nguyên tử hủy diệt nhân loại. Nếu Ô. McCain đắc cử tống thống năm 2008 thì giờ đây nước Mỹ sẽ phải đối đầu với năm cuộc chiến tranh: Chiến tranh Iran, chiến tranh Syria trong khi ba cuộc chiến Iraq, Afghanistan và ISIS đang như khúc xương mắc trong cổ họng Hoa Kỳ. Nay lại mở thêm cuộc chiến tranh tổng lực nữa với Nga, có lẽ đầu óc Ô. John McCain “hơi có vấn đề”.Tôi không phải là người bênh Ô. Obama nhưng có lẽ Ô. John McCain nên đi nghỉ mát hoặc ngồi Thiền cho đầu óc thanh thản. Lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ mà “hăng máu, sốc nổi” như ông chắc chắn đưa nhân loại tới thảm họa. Vào ngày 26/2/2015 tờ Boston Globe đi bài viết của Stephen Kinzer (3) nhan đề “Việc Putin Tiến Vào Ukraine Là Hợp Lý” (Putin’s push into Ukraine is rational) bài viết có đoạn như sau, “Không giống như Nga, Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền của các lân bang- sở dĩ như vậy là vì các nước này thân thiện với Hoa Kỳ. Nếu Mễ Tây Cơ mời Nga xây một căn cứ quân sự tại Tijuana hay Canada cho phép Trung Quốc triển khai hỏa tiễn tại Vancouver thì chăc chắn Hoa Kỳ sẽ phản ứng. Chúng ta sẽ không chờ cho đến khi bị tấn công mà phải ngăn chặn trước mối đe dọa bằng những biện pháp quân sự nếu cần thiết. Đây là điều rõ ràng Nga đang làm tại Ukraine. Thay vì chờ cho đến khi bị bao vây, Nga phản ứng để bảo vệ chu vi phòng thủ an ninh của họ.” (The United States, unlike Russia, respects the sovereignty of its neighbor s- but only because they are friendly. If Mexico were to invite Russia to build a military base in Tijuana, or if Canada were to allow Chinese missiles to be deployed in Vancouver, the United States would certainly react. We would not wait to be attacked but would preempt the threat — by military means if necessary. This is precisely what Russia is doing in Ukraine. Rather than wait to be encircled, it is acting to defend its security perimeter.)Thứ hai: Tạp chí People ngày 19/2/2015 loan tin, “Trong một dạ tiệc gây quỹ gồm các nhóm bảo thủ và giám đốc điều hành các công ty thương mại tại Thành Phố Nữu Ước vào Thứ Tư, Ô. Giuliani (2) nói rằng “Tôi không tin Tổng Thống Obama yêu nước Mỹ.” (I do not believe that the president loves America," Giuliani said Wednesday night at a private dinner of conservatives and business executives in New York City, according to Politico.) Lý do mà Ô. Giuliani đưa ra là, “Ông ta là người chỉ trích hơn là người ủng hộ nước Mỹ” (it sounds like he's more of a critic than he is a supporter.) Sau đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Post, Ô. Giuliani tung trái bom thứ hai, “Ông Obama chịu ảnh hưởng của những người cộng sản từ thuở nhỏ” (the commander-in-chief has been influenced by communists since his youth).Đây là trái bom nổ trong hệ thống chính trị nước Mỹ. Làm sao có chuyện vị tổng thống của một quốc gia lại không yêu nước mà mình đang chịu trách nhiệm và lèo lái? Hay ông tổng thống này phản quốc chăng? Thật sự, theo dõi những việc làm của Tổng Thống Obama từ ngày đầu tiên nhậm chức tôi không thấy Ô. Obama làm cái gì riêng tư cho ông - ngoại trừ những chuyện trong bóng tối mà tôi chưa biết hoặc thỉnh thoảng ông hoặc vợ ông công du, nghỉ mát tiêu xài quá sa hoa hoặc làm phiền dân chúng.Công tâm mà nói, việc chỉ trích những cái sai trái của Mỹ đâu phải là không yêu nước Mỹ? Giống như một ông chồng than phiền rằng nhà mình tiêu xài hoang phí quá mức hoặc con cái lêu lổng không chịu học hành v.v..là ông muốn chấn chỉnh gia đình cho tốt hơn. Chúng ta đâu có thể vin vào đó để kết tội ông ta “không yêu gia đình”? Tán tụng nước Mỹ khi nước Mỹ đang ở vào thời kỳ suy thoái có phải là hành động yêu nước không? Can đảm nói ra những lỗi lầm của nước Mỹ trong quá khứ và những thách thức mà nước Mỹ đang phải đương đầu giống như một lương y chẩn bệnh mới là yêu nước chứ. Ông Obama gần tám năm qua làm việc bù đầu, tóc ông nhuốm bạc cũng vì nước Mỹ…nhưng ông giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước và những cuộc khủng hoảng chính trị thế giới trong điều kiện “thế và lực” hiện có của Mỹ không như mong đợi của Đảng Cộng Hòa hay của những chính trị gia bảo thủ, “diều hâu”. Do tức giận và nhân mùa tranh cử tổng thống sắp tới, họ tìm cách đốn ngã ông. Theo tôi, chúng ta có thể phê bình Ô. Obama không có tầm nhìn chiến lược, không phải là chính trị gia lão luyện, không có khả năng thuyết phục quần chúng, không có phụ tá giỏi, không có bộ trưởng ngoại giao giỏi mà lại thừa kế một di sản nhức nhối do Ô.Bush Con để lại. Nhưng nếu bảo ông “không yêu nước Mỹ” là phản ứng quá đà và có vẻ như chụp mũ.Tệ nạn chụp mũ phổ biến và tưởng như “độc quyền” của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nào ngờ giờ đây lan qua xã hội Mỹ. Thế mới hay khi chúng ta thù hận hoặc ghét bỏ một người nào đó mà chúng ta không làm gì được thì chúng ta sẽ dùng thủ đoạn “chụp mũ” để triệt hạ… dù đó là xã hội văn minh như Hoa Kỳ. Đây là sự kiện đáng buồn và là dấu hiệu phân hóa chính trị nguy hiểm của nước Mỹ- hậu quả của cấu trúc lưỡng đảng: Đảng tôi phải lãnh đạo, đảng anh mà lãnh đạo thì tôi chống phá tới cùng. Sự chúc tụng và hứa hợp tác của ứng cử viên tổng thống trong ngày thất cử chỉ là đầu môi chót lưỡi. Trong một cuộc họp báo, phụ tá phát ngôn viên Toàn Bạch Ốc nói rằng chỉ trích của Ô. Giuliani là “xấu xa và chia rẽ” (ugly and divisive). Bình luận của Ô. Giuliani đang gây chia rẽ lớn trong dư luận Mỹ. Hiện Ô.Giuliani đã nhận được những cú điện thoại dọa giết.Thứ ba: Bên cạnh sự chia rẽ theo “lằn ranh của đảng” (party line), Hoa Kỳ hiện nay đang phải đối phó với sự chia rẽ trầm trọng giữa quốc hội và tổng thống qua việc quốc hội nhất định mời Thủ Tướng Netanyahu tới đọc diễn văn để chống lại sách lược thương thảo với Iran để giải quyết vấn đề hạt nhân.
Vào ngày 23/2/2015, tờ Huffington Post đăng bài viết của Rabbi Michael Lerner với tiêu đề “Không, Ô. Netanyahu ơi! Chúng tôi không để ông kéo chúng tôi vào cuộc chiến tranh với Iran!” (No, Mr. Netanyhu! We Won't Let You Drag the U.S. into War With Iran!) có đoạn như sau, “Chúng ta có rắc rối lớn: Thủ Tướng Do Thái muốn lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Do Thái để chống lại Iran và người Do Thái phải chịu trách nhiệm khi cuộc chiến trở thành tai họa lớn hơn là cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Iraq.” (We have a big problem: the Israeli Prime Minister wants to drag the US into a proxy war for Israel against Iran, and Jews are likely to get the blame when that war turns out be an even bigger disaster than the US war in Iraq.) và Rabbi Michael Lerner đã gọi những người đang chống lại sách lược của Ô. Obama để mở cuộc chiến tranh với Iran là “những kẻ quân phiệt Mỹ” (American Militarists). Theo AFP ngày 25/2/2015, Bà Susan Rice - Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ nói rằng, “Việc Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu chấp nhận lời mời đọc diễn văn trước Quốc Hội Hoa Kỳ mà không được Tòa Bạch Ốc chấp thuận khiến phá hủy mối bang giao Mỹ-Do Thái.”Thật lạ lùng, không hiểu tại sao Do Thái, một quốc gia nhỏ bé, mỗi năm vẫn còn phải nhận viện trợ cả tỉ đô-la từ Hoa Kỳ lại có thể “cưỡi lên đầu lên cổ” hệ thống chính trị Hoa Kỳ? Người ta nói rằng sở dĩ Do Thái “đè đầu” được Hoa Kỳ là vì Do Thái nắm giữ tất cả hệ thống tài chính và truyền thông nước Mỹ. Vừa có tiền, vừa có báo chí thì Do Thái bảo sao, các chính trị gia Hoa Kỷ phải nghe vậy. Và cũng thật quái lạ, Hoa Kỳ - một siêu cường cả về quân sự lẫn kinh tế, không một ai dám đụng tới sợi lông chân. Cả Âu Châu hùng mạnh như thế mà Mỹ “ho“ một tiếng cũng phải nín khe, thế nhưng Do Thái lại có thể làm cho nước Mỹ điêu đứng và phân hóa.
Quan hệ Mỹ-Israel xơ xác sau phát biểu của Ben Netanyahu về cuộc đàm phán với Iran
Hình trên: Cờ Mỹ và Israel gom tụ trong cuộc biểu tình ngày 28 tháng bảy năm 2014 của cộng đồng Do Thái ở New York hỗ trợ cho Israel trong cuộc xung đột với Hamas. Justin Lane / EPAThế mới hay, trên đời này không có gì gọi là an toàn 100%. Con voi có thế giết được con sư tử, nhưng con voi lại sợ con kiến. Âu cũng là luật bù trừ của tạo hóa.Qua thăng trầm của lịch sử chúng ta thấy, một quốc gia nhỏ bé, khi phải đối phó với ngoại bang hùng mạnh chực chờ xâm lấn thì thường sản sinh ra những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống tìm con đường an nhàn sung sướng, không dám hy sinh xương máu tức con đường đầu hàng, mãi quốc cầu vinh.Còn đối với một quốc gia như Hoa Kỳ, khi phải đối phó với những vấn đề lớn của đất nước hay của thế giới mà lãnh đạo không tìm ra được giải pháp: tiến không xong, lui không được, cứ cù nhầy, cù nhầy…hết sa lầy này đến sa lầy khác… thì đây là cơ hội bằng vàng để đối lập tấn công- nhất là trong hệ thống lưỡng đảng và “check and balance” như Hoa Kỳ. Khi những lời chỉ trích cay độc trở thành chụp mũ thì sự phân hóa trở nên vô cùng nguy hiểm và kéo theo sự chia rẽ trong đại khối quần chúng vốn đã chia rẽ vì “lưỡng đảng”: Tôi Cộng Hòa, anh Dân Chủ.Khi đất nước yên bình, tâm tính con người bình ổn thì khuynh hướng ôn hòa thắng thế. Nhưng khi đất nước xáo trộn, sự hiềm khích và đầu óc thù ghét chính trị theo “lằn ranh của đảng” (party line) cứ bừng bừng thì khuynh hướng quá khích thắng thế. Người ta chỉ có thể nói chuyện hòa nhã với nhau trong một hội nghị hay trong một bữa tiệc. Giữa không khí đối đầu sôi sục giữa hai nhóm gây gộc, súng ống trên tay, bất cứ ai nói lời hòa giải sẽ bị giết hại ngay lập tức. Hình như khuynh hướng kích động hận thù và bạo lực đang ngày càng phổ biến trên khắp thề giới. Tôi sợ rằng với tinh thần phân hóa này, nếu cứ tiếp tục được hâm nóng và quần chúng cử tri bị kích động… cho tới ngày bầu cử năm 2016 - thì ứng cử viên có lập trường quá khích sẽ thắng thế. Khi lãnh đạo Hoa Kỳ là một tổng thống hiếu chiến hay quá khích - sẽ là thảm họa không phải riêng cho nước Mỹ mà cho toàn thể nhân loại.Đào Văn Bình - Sách Hiếm(California ngày 1/3/2015)
Comments[ 0 ]
Post a Comment