Trung Quốc đang tăng tốc triển khai các hành động khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Trường Sa.
Bãi đã Chữ Thập trước và sau khi cải tạo bước I
Một loạt các bức ảnh vệ tinh công bố mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, cho thấy một viễn ảnh không mấy khả quan cho khu vực khi Trung Quốc đang tăng tốc triển khai các hành động khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ít nhất 3 công trình nhân tạo đã được xây dựng trên trên đảo Gaven, Gạc Ma và Chữ Thập với các cơ sở hậu cần tiếp tế, thông tin liên lạc, ụ súng, và các trang thiết bị ra vào cảng đã được triển khai xây dựng tại những đảo nhân tạo trong những tháng vừa qua.
Greg Poling, nhà phân tích của CSIS, nói rằng, công trình bồi đắp đảo của Trung Quốc tại Biển Đông đang được triển khai nhanh hơn dự kiến, và Bắc Kinh đã tiến một bước xa hơn bất cứ nước nào khác. “Việc bồi đắp tạo đảo của Trung Quốc chắc chắn đi ngược lại tinh thần DOC 2002 và nó làm lung lay cơ sở pháp lý”.
Dù có khả năng chọc giận Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng đã mở cánh cửa tiếp cận vịnh nước sâu chiến lược Cam Ranh cho hải quân các nước, đặc biệt là Mỹ. Philippines đã đâm đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài quốc tế về luật biển, và hải quân nước này cũng đang trang bị thêm 2 tàu chiến cho hạm đội của nước này để ứng phó với tham vọng hải dương ngày càng quyết liệt của Trung Quốc.
Trọng tâm của Trung Quốc vẫn luôn là chiến lược “Chuỗi ngọc trai” của mình - một đường tiền tuyến với những cảng và đảo thân thiện trải dài từ bờ biển của họ đến vịnh Siam và Ấn Độ Dương. Điều này đã được nhắc đến trong quá trình tìm kiếm máy bay MH370.
Trung Quốc nói rằng chiến lược này được thiết kế để bảo vệ quân đội và những lợi ích kinh tế của họ bằng cách đảm bảo an toàn cho những tuyến đường thương mại đi qua eo biển Malacca mà Mỹ đang nắm quyền kiểm soát.
Tại Biển Đông, những chiêu trò của Trung Quốc bao gồm “lẻn vào/ xâm nhập vào” các khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của tất cả các quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc - và sau đó Trung Quốc từ chối là có tranh chấp khi ra tranh tụng tại các tòa án quốc tế.
Ông Poling nói: “ở thời điểm này, Bắc Kinh đang xây dựng tại hầu hết các bãi đá và khu vực ngập thấp mà nước này chiếm đóng; họ sẽ làm mạnh tay hơn nữa để buộc các quốc gia tuyên bố chủ quyền phải rời khỏi những đảo chiếm đóng hoặc họ sẽ đi chiếm đóng những đảo đá chưa có nước nào chiếm đóng”.
Ông Poling nói rằng chương trình bồi đắp của Trung Quốc có thể được kết thúc vào cuối năm, làm dấy lên những lo ngại của các nhà chiến lược về tình hình liên quan đến điểm nóng này.
“Kích thước của các đảo bồi đắp cũng vô cùng bất ngờ, và sẽ có thể cho phép Trung Quốc bắt đầu điều phối nhiều hơn nữa việc giám sát trên biển và trên không cũng như gia tăng khả năng tuần tra tại Trường Sa vào cuối năm 2015”.
Ông nói: “Về tổng thể, tôi cho rằng sự hiện diện ngày càng gia tăng của các nhân tố Trung Quốc trong khu vực cùng với những căng thẳng từ phán quyết của tòa án quốc tế đối với vụ kiện của Philippinescó thể sẽ tạo ra căng thẳng mới và biến năm 2015 trở thành một năm nguy hiểm tiềm tàng trên Biển Đông”.
Comments[ 0 ]
Post a Comment