Sau khi tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị trong suốt hai thập kỷ qua, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hiện nay đã bắt đầu bước vào một chương mới nhằm làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực mới như thực thi pháp luật, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh hàng hải và an ninh mạng.
Năm nay cả hai quốc gia tiến hành lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Một phần của lễ kỷ niệm về sự kiện lịch sử này, là chuyến thăm Hoa Kỳ tuần trước của Bộ trưởng Bộ Công an, tướng Trần Đại Quang, tại đây tướng Trần Đại Quang đã gặp gỡ với một số quan chức cấp cao của Thượng và Hạ viện trong đó có Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Jeh Johnson và Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain.
Trong chuyến thăm lịch sử kéo dài một tuần của mình, Bộ trưởng Trần Đại Quang, một thành viên của bộ chính trị của ĐCS Việt Nam và là một quan chức đầy quyền lực trong chính phủ Việt Nam, ông đã bày tỏ sự hài lòng và vui mừng về những tiến bộ trong hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục, môi trường, y tế, các vấn đề về nhân đạo, quốc phòng và an ninh.
Về cơ bản, mục đích chính của chuyến thăm này là nhằm để thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn diện hiện nay giữa hai nước và mặt khác là nhằm khám phá thêm các hướng hợp tác trong các lĩnh vực mới... Các thỏa thuận hợp tác toàn diện đã được ký kết vào năm 2013. Trong khi đó một quốc gia ASEAN khác là Indonesia đã ký các thỏa thuận tương tự với Mỹ trong năm 2010.
Trong khi gặp gỡ với Bộ trưởng Johnson, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã thảo luận về khả năng hợp tác thực thi pháp luật, chia sẻ thông tin, các mối đe dọa xuyên quốc gia, buôn bán người, quyền sở hữu trí tuệ, an ninh hàng hải và không gian mạng.
Đại tướng Trần Đại Quang cũng đã ký một thỏa thuận với Cục Điều tra Liên bang (FBI) về việc chuyển giao phần mềm giám định ADN cho lực lượng Cảnh sát Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã trút xuống 7 triệu tấn bom lên người Việt Nam và hơn ba triệu người đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh này. Nhưng ngày nay người Mỹ và Việt Nam đã trở thành những người bạn tốt và hai quốc gia đã nhanh chóng trở thành đối tác chiến lược. Người Việt Nam đã bỏ lại sau lưng quán khứ đẫm máu và công khai hoan nghênh Mỹ. Chúng ta có thể thấy các cửa hàng hiện nay của Starbucks, McDonalds, CFC hiển thị ở khắp các thị trấn và thành phố lớn của Việt Nam.
Có lẽ, sự gia tăng của Trung Quốc về cả về kinh tế lẫn quân sự đã dẫn đến sự kết nối kỳ diệu giữa hai quốc gia cự thù địch này. Trong khi đó ở Đông Nam Á, Indonesia cũng là một trong các quốc gia hàng đầu của ASEAN và có tiềm năng và sức mạnh lớn, nhưng họ lại đang lu mờ trước Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang nổi lên như một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ trong khu vực, vượt qua cả các đồng minh truyền thống của Mỹ như Philippines và Thái Lan.
Việt Nam cho biết, lợi ích kinh tế và địa chính trị là những lý do chính ẩn sau các mối quan hệ đang phát triển nhanh chóng với Hoa Kỳ, trong khi Mỹ coi Việt Nam là một đối tác chiến lược và là một vũ khí có thể chống lại Trung Quốc dưới cái gọi là "xoáy trục" hay "tái cân bằng" đối với khu vực châu Á.
Quan hệ về kinh tế thương mại luôn là trung tâm của mối quan hệ song phương, là nền tảng và là động cơ cho các mối quan hệ tổng thể, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết trong chuyến thăm lịch sử tới Washington vào năm 2013.
Quan hệ giữa Mỹ và Indonesia lâu đời hơn nhiều so với Việt Nam. Nhưng tại sao Hoa Kỳ bây giờ ủng hộ Việt Nam hơn là đối với Indonesia, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh và thậm chí cả trong các lĩnh vực về công nghệ hạt nhân...
Mặc dù có một nền dân chủ và có các điều kiện thuận lời khác to lớn, nhưng Indonesia đã không thể gặt hái được những thành công từ mối quan hệ Mỹ-ASEAN đang phát triển nhanh chóng. Thương mại song phương đã không có một sự tăng trưởng đáng kể khi thương mại chỉ nằm giữa từ 23 tỷ đến 27 tỷ USD trong năm năm qua do những sai lầm về chính sách chiến lược và sự sụt giảm mạnh của giá hàng hoá. .
Mặc dù các nhà đầu tư Mỹ quan tâm đến Indonesia, nhưng họ không muốn đầu tư mạnh vào Indonesia do nhiều vấn đề khác nhau, từ sự cứng nhắc của luật pháp, tham nhũng, đánh thuế, và các vấn đề về lao động và giải tỏa thu hồi đất.
Mặt khác, trong năm năm qua, thương mại song phương giữa Việt Nam và kẻ thù cũ Hoa Kỳ đã đã tăng hơn gấp đôi, tăng từ 14,2 tỷ USD năm 2010 lên 36,30 tỷ USD trong năm 2014. Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu lớn nhất của ASEAN, theo dữ liệu của Cục Thống kê Hoa Kỳ, xuất khẩu từ VN sang Mỹ đạt 30,58 tỷ USD trong năm ngoái.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Hoa Kỳ trong các thành viên ASEAN. Với 46,99 tỷ USD thương mại, quốc gia Singapore nhỏ bé đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ tại ASEAN và Malaysia (43,57 tỷ USD) và Thái Lan (38,91 tỷ USD). Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Mỹ trong ASEAN.
Với chi phí lao động thấp, nguồn lực dồi dào, cải cách kinh tế và chính trị đậm nét, ưu đãi cho các nhà đầu tư và cơ sở hạ tầng tương đối tốt hơn, Việt Nam đã trở thành một địa điểm đáng để đầu tư của các nhà sản xuất nước ngoài trong những năm gần đây.
Một số những tập đoàn công ty khổng lồ của Mỹ như Ford, Apple, Intel và General Electrics đã đầu tư mạnh vào Việt Nam. Samsung của Hàn Quốc nhìn thấy Việt Nam là một nơi đáng để đầu tư hơn là Indonesia với vốn đầu tư 11 tỷ USD vào lĩnh vực điện tử ở Việt Nam trong hai năm qua. Có lẽ, Indonesia, nhất là ngành sản xuất đang trong tình trạng xấu, có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Việt Nam.
Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình để trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp nhận công nghệ hạt nhân từ Hoa Kỳ. Mỹ đã đồng ý để cung cấp công nghệ hạt nhân cho Hà Nội để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trong tương lai gần.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Obama tại Myanmar tháng 11 năm 2014
Phù hợp với mối quan hệ hữu nghị và tình cảm ngày càng tăng giữa hai quốc gia, Obama gần đây đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Đó là một tín hiệu để có thể dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận này, trong trường hợp mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc càng trở nên căng thẳng với các tranh chấp trên Biển Đông.
Năm nay, chuyến thăm quan trọng thứ hai - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm Hoa Kỳ và sau đó Tổng thống Obama sẽ đến thăm Việt Nam, hai chuyến thăm quan trọng được thực hiện nhằm định hình lại toàn bộ gam màu của các mối quan hệ song phương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ và mở đường cho mối quan hệ đối tác chiến lược với nhiều kỳ vọng.
Một bước ngoặt trong quan hệ hai nước, Việt Nam có thể sẽ chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay. Thương mại song phương sẽ dễ dàng đạt mức 100 tỷ USD trong 2-3 năm tới. Ngày càng nhiều các khoản đầu tư sẽ đổ vào Việt Nam, không chỉ từ các nhà đầu tư Mỹ mà còn từ các nước thành viên TPP khác.
Comments[ 0 ]
Post a Comment