Vào ngày Chủ Nhật tuần qua, (27/01), Ấn Độ đã phóng thành công một tên lửa tầm trung có khả năng mang đầu đạn trọng lượng tới một tấn. K-5 tên lửa đã khởi động từ một vị trí phóng dưới nước tại vịnh Bengal, gần bờ biển Andhra Pradesh (tọa độ chính xác tất nhiên không được tiết lộ) và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 700 km.
Thông tin về hoạt động phóng tên lửa K-5 dường như không mấy nổi bật trên nền các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 với phạm vi hoạt động lên đến 5 ngàn kilomet hồi cuối năm ngoái. Đây đã là lần thứ 14 Ấn Độ khởi động tên lửa K-5 từ vị trí dưới nước. Tuy nhiên, khác với những lần trước đều được giữ bí mật thử nghiệm triển khai biển lần đầu tiên đã được công bố. Như vậy, Ấn Độ đang tỏ rõ rằng họ sắp hoàn thành "bộ ba” hạt nhân các tên lửa trên mặt đất, trên không và trên biển. Theo các cơ quan thông tấn Ấn Độ đưa tin, tên lửa K-5 có khả năng sẽ bố trí trên tàu ngầm hạt nhân Arihant do quốc gia đóng. Công tác thiết kế tàu ngầm hạt nhân đang bước vào giai đoạn cuối.
Các thông tin về vụ phóng tên lửa K-5 đã né tránh câu hỏi về ý nghĩa địa chính trị của hành động. Ví dụ, Associated Press chỉ đơn giản lặp lại nhận xét không mới mẻ rằng, "Ấn Độ và đối thủ Pakistan, nước cũng sở hữu vũ khí hạt nhân, thường xuyên thực hiện các thử nghiệm tên lửa khác nhau,” đồng thời nhớ lại việc Ấn Độ và Pakistan đã ba lần đụng độ kể từ khi độc lập.
Nhưng thực tế, tên lửa đạn đạo liên lục địa cũng như tên lửa triển khai trên biển đều không là những vũ khí chiến lược mà Ấn Độ cần tới trong cuộc chiến hạt nhân giả thuyết với Pakistan. Như nhận xét của chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, Boris Volkhonsky đưa ra, đây là nhiệm vụ của các tên lửa bố trí trên đất liền và trên không đã được triển khai từ trước.
“Biểu hiện hoàn thành “bộ ba” hạt nhân cũng như các thử nghiệm của Agni-5 hồi năm ngoái đều bao trùm diện rộng mục tiêu chỉ định. Bản chất những gì đã diễn ra là thực tế sự gia nhập của Ấn Độ vào câu lạc bộ “thượng lưu” (tới thời điểm này chỉ có bốn nước Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc sở hữu “bộ ba” hạt nhân) và trở thành cường quốc hạt nhân toàn cầu với ý nghĩa đầy đủ.”
“Nếu xét vị trí của Ấn Độ trên bản đồ chính trị thế giới, rõ ràng tín hiệu các vụ thử tên lửa hồi tháng trước dành cho đối thủ duy nhất là Trung Quốc. Điều này cũng phản ánh qua các vấn đề tồn tại lâu dài trong mối quan hệ song phương, cũng như từ mọi hoạt động địa chính trị của cả hai nước trong những năm gần đây.”
Theo phân tích gia Boris Volkhonsky, Trung Quốc đang tích cực bủa vây Ấn Độ bằng đường bộ và đường biển, thông qua tạo dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước láng giềng. Đến lượt mình, Ấn Độ hăng hái tham gia vào vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), đặc biệt quôc gia còn tổ chức tập trận hải quân với các nước đối thủ khu vực của Trung Quốc, phát triển dự án hợp tác kinh tế kể cả tại những vùng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Trong bối cảnh này, việc cùng ngày Ấn Độ tổ chức phóng K-5 trên biển, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa là một thực tế đầy tượng trưng (và thậm chí có thể báo điềm dữ).
Thật khó xác định đây là một trùng hợp ngẫu nhiên hay Trung Quốc cố ý hành động cùng thời điểm (dẫn tới sự thừa nhận tình báo Trung Quốc đã biết trước các kế hoạch của Ấn Độ). Thế nào chăng nữa, các sự kiện cuối tuần qua lại thêm một lần cho thấy cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á không chỉ tiếp tục mà còn diễn ra với qui mô ngày càng lớn.
TIẾNG NÓI NƯỚC NGA
Comments[ 0 ]
Post a Comment